Tuyên bố cá nhân có khó khăn trong nhận thức?

Tuyên bố cá nhân có khó khăn trong nhận thức?

  •   28/08/2019 10:11:09 AM
  •   Đã xem: 909
  •   Phản hồi: 0
Hỏi:  Sau một vụ tai nạn giao thông anh A (25 tuổi) rơi vào tình trạng lúc nhớ, lúc quên và có những biểu hiện thiếu minh mẫn, tỉnh táo trong nhận thức và điều khiển hành vi. Có những thời điểm anh đã bán chiếc xe máy cho một người lạ với giá rẻ bằng 1/3 so với giá trị thực của tài sản hoặc tặng đồng hồ, laptop cho những người mới gặp lần đầu mà anh A cho rằng họ rất đáng thương. Bố mẹ anh A đã hỏi ý kiến của anh K là một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội về cách thức để cho các giao dịch của A với bất cứ ai phải có sự đồng ý của ông bà. Anh K khuyên ông bà nên gửi đơn đến Tòa án quận nơi gia đình ông bà cư trú để yêu cầu tuyên bố anh A có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhưng ông bà rất ngại phải ra Tòa bởi vì sợ rằng sau này anh A sẽ khó đi xin việc làm và cũng khó lấy vợ. Hãy tư vấn cho bố mẹ anh A trong tình huống trên.
Quyền sống, có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng?

Quyền sống, có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng?

  •   23/08/2019 11:10:05 AM
  •   Đã xem: 910
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Trên đường đi giao hàng cho khách hàng, anh Nguyễn Đức C gặp tai nạn giao thông dẫn đến bất tỉnh và mất rất nhiều máu. Vì cho rằng anh C đã đi sai làn đường, mình không có lỗi trong việc gây tai nạn cho anh C nên người lái taxi đã không đưa anh C đến bệnh viện mà giữ nguyên hiện trường để đợi người nhà anh C đến bồi thường thiệt hại. Hãy giải quyết tình huống trong các trường hợp sau đây:
1. Do không được đưa đến bệnh viện kịp thời nên anh C đã tử vong;
2. Anh C được người đi đường đưa đến bệnh viện trong tình trạng cánh tay bị gãy và nát toàn bộ phần mềm. Khi siêu âm, hình ảnh siêu âm cho thấy xương cánh tay của C bị vỡ và dập rất nặng. Các bác sĩ hội chẩn và đưa ra kết luận phải mổ gấp cho anh C.
3. Anh C trong tình trạng rất nguy kịch do có máu tụ trong não, cần phẫu thuật nhưng người nhà của anh C ở quá xa nên chưa thể đến bệnh viện kịp thời.
Chuyển giao quyền bề mặt đất?

Chuyển giao quyền bề mặt đất?

  •   23/08/2019 10:44:30 AM
  •   Đã xem: 834
  •   Phản hồi: 0
Hỏi:  UBND huyện Y, Tỉnh Ninh Bình đồng ý cho Công ty Cổ phần thực phẩm X đầu tư dự án nông nghiệp theo mô hình sản xuất nông phẩm sạch trên diện tích đất rộng 500 ha (thuộc quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp của 100 hộ dân trên địa bàn). Tuy nhiên, UBND huyện Y và công ty X đang băn khoăn không biết dùng biện pháp nào để có thể sử dụng diện tích đất nói trên một cách hợp pháp mà UBND huyện Y không cần thực hiện thủ tục thu hồi diện tích đất của 100 hộ dân nói trên. Có ý kiến cho rằng: Công ty X nên ký kết hợp đồng thuê khoán quyền sử dụng đất với 100 hộ dân nói trên, nhưng vì nhiều lý do chủ quan, công ty X không muốn ký kết 100 hợp đồng thuê khoán với 100 hộ dân nói trên. Theo quy định của BLDS năm 2015, anh/ chị hãy cho biết còn quy định nào cho phép công ty X có quyền khai thác diện tích đất nói trên mà Nhà nước không cần thực hiện thủ tục thu hồi, công ty X không cần ký hợp đồng thuê khoán không?
Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?

Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?

  •   23/08/2019 10:20:07 AM
  •   Đã xem: 1164
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Ngày 20/1/2017 anh Linh có thỏa thuận Công ty B thuê chiếc xe ô tô KIA  mang biển kiểm soát 30B1 – 555.55 thời hạn 02 tháng để đi du lịch. Trong thỏa thuận, anh Linh có chuyển giao cho Công B một chiếc đồng hồ trị giá 100 triệu đồng để đảm bảo cho việc trả lại tài sản thuê. Kết thúc thời hạn thuê, anh Linh đã đem xe để trả cho Công ty B. Tuy nhiên, Công ty B phát hiện chiếc xe đã bị thay thế một số phụ tùng. Trao đổi lại với anh  Linh thì được biết, trong thời gian thuê, anh  đã gặp tai nạn và xe bị hỏng nặng buộc phải thay thế phụ tùng mới nên anh đã chủ động làm việc đó. Không chấp nhận việc làm của anh Linh vì cho rằng những phụ tùng chị thay thế không phải là hàng chính hãng, Công ty B yêu cầu xử lý chiếc đồng hồ của anh Linh đã ký cược cho mình để bồi thường thiệt hại mà anh Linh đã gây ra. Công ty B có quyền xử lý chiếc đồng hồ của anh Linh không? Tại sao? Công ty B có thể phát sinh quyền được xử lý tài sản của anh Linh hay không ?
Quyền bình đẳng trong phân chia di sản thừa kế?

Quyền bình đẳng trong phân chia di sản thừa kế?

  •   23/08/2019 09:50:23 AM
  •   Đã xem: 893
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Năm 1970, Ông Nguyễn Văn L kết hôn với bà Phùng Hải N có 03 người con là Nguyễn Tố A, Nguyễn Hòa B và Nguyễn Hưng T. Năm 2012, ông L qua đời không để lại di chúc. Năm 2013, 03 người con cùng bà N có họp để thỏa thuận phân chia di sản. Thời điểm đó, di sản của ông xác định được là quyền sử dụng 02 căn nhà và 300 triệu đồng tiền mặt. Khi họp bàn những người thừa kế, bà N và anh B, T đều thống nhất quan điểm phân chia di sản theo hướng “02 căn nhà của hai người con trai là B và T, 300 triệu chia cho 04 người (N, B, T và A). A không chấp nhận phương án như vậy vì cho rằng, đã là con thì phải được hưởng như nhau và yêu cầu hai người anh của mình phải thanh toán cho mình phần giá trị tài sản quy đổi thành tiền mà mình được hưởng từ 02 căn nhà. Quan điểm của A là đúng hay sai?
Người quản lý di sản của người chết để lại?

Người quản lý di sản của người chết để lại?

  •   23/08/2019 09:23:15 AM
  •   Đã xem: 796
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Bà Nguyễn Thị X có chồng là ông Hoàng Y và 03 người con là Hoàng L, Hoàng M, Hoàng T (đều đã thành niên có khả năng lao động). Đầu năm 2017, bà X chết do tai nạn giao thông. Sau khi mai táng, ông Y là chồng vẫn quản lý tài sản và sử dụng tài sản chung của hai ông bà đã có từ trước. Cuối năm 2017, ông có đưa bà Phan H về nhà để sinh sống như vợ, chồng cùng ông. Ông và bà H vẫn quản lý và sử dụng tài sản chung đó, thậm chí còn thu hoa lợi, lợi tức từ nhiều tài sản chung của ông Y và bà X (đã có trong thời kỳ hôn nhân). Những người con có thỏa thuận với bố để phân chia quyền quản lý di sản nhưng ông Y không đồng ý. Ông cho rằng, sau khi vợ ông là bà X chết, ông sẽ là người có quyền quản lý cũng như hưởng toàn bộ di sản thừa kế của bà X. Hỏi, quan điểm của ông Y về việc quản lý di sản thừa kế của bà X có đúng hay không?
Điều kiện đủ để từ chối nhận di sản thừa kế?

Điều kiện đủ để từ chối nhận di sản thừa kế?

  •   20/08/2019 11:17:53 AM
  •   Đã xem: 926
  •   Phản hồi: 0
Hỏi:  Nguyễn Hoàng là con trai duy nhất của ông Nguyễn Đế, đã có vợ là Phan Phương và con là Nguyễn Chí. Ngày 10/2/2017, ông Nguyễn Đế chết có để lại di chúc cho anh Nguyễn Hoàng được hưởng toàn bộ di sản thừa kế. Tuy nhiên, trước thời điểm này, do làm ăn thua lỗ nên anh Nguyễn Hoàng đang bị công ty ATZ khởi kiện về hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế… Theo đơn khởi kiện này, số tiền anh Hoàng phải trả cho công ty này rất lớn (bao gồm cả tài sản anh có và di sản thừa kế anh được nhận). Tuy nhiên, sau khi bố anh chết, anh đã làm thủ tục để từ chối nhận di sản thừa kế của ông. Nhận thấy có hiện tượng tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ, công ty ATZ khởi kiện yêu cầu bác bỏ quyền từ chối quyền hưởng di sản thừa kế của anh Hoàng.
Hỏi, yêu cầu của công ty ATZ có căn cứ pháp lý hay không?
Trả lãi đối với tiền trả chậm trong tài sản chung các thành viên?

Trả lãi đối với tiền trả chậm trong tài sản chung các thành viên?

  •   20/08/2019 10:52:06 AM
  •   Đã xem: 847
  •   Phản hồi: 0
Hỏi:  Ba anh Hoàng, Hưng và Lai giao kết hợp đồng hợp tác để cùng thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Theo sự thỏa thuận của các bên, anh Hoàng góp chiếc xe bán tải mà gia đình anh đang sử dụng, còn anh Hưng và anh Lai mỗi người góp 150 triệu đồng để mua thêm một chiếc xe tải chở hàng loại nhỏ. Ba anh cam kết phải góp tài sản trong vòng thời gian 1 tuần sau khi giao kết hợp đồng hợp tác. Tuy nhiên, đến khi hết thời gian góp tài sản, chỉ anh Hoàng và anh Hưng thực hiện theo đúng cam kết; còn anh Lai thì mới góp được 50 triệu đồng, 100 triệu đồng còn lại anh Lai góp quá thời gian cam kết 3 tuần. Hỏi: Trách nhiệm của anh Lai đối với việc chậm góp tiền của mình?
Trao đổi tài sản không phải của mình?

Trao đổi tài sản không phải của mình?

  •   20/08/2019 10:30:12 AM
  •   Đã xem: 1083
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Do đang có nhu cầu mang laptop đi công tác để giải quyết công việc, chị Nhung đã mượn chiếc laptop HP của bạn mình là chị Hằng trong thời gian 5 ngày. Sau thời gian công tác về, chị Nhung báo với chị Hằng là chiếc laptop bị trộm lấy mất khi chị để ở trong phòng tại khách sạn chị ở trong thời gian công tác.Vì chiếc laptop đã sử dụng lâu năm và xuống cấp nên khách sạn chỉ bồi thường 1 triệu đồng. Vì nghĩ tình bạn bè thân thiết lâu năm và sự việc xảy ra cũng không ai mong muốn nên chị Hằng đành chấp thuận. Tuy nhiên sau đó chị Hằng được chị Lan là người đi công tác cùng chị Nhung cho biết, thực chất chiếc laptop không phải bị mất mà do chị Nhung đổi chiếc laptop lấy chiếc máy tính bảng Sam Sung của chị. Vì chị Lan nghĩ đó là laptop của chị Nhung nên mới đồng ý đổi. Hãy giải quyết tình huống để bảo vệ quyền lợi cho chị Hằng và chị Lan.
Quyền yêu cầu bảo hành nhà ở?

Quyền yêu cầu bảo hành nhà ở?

  •   20/08/2019 10:24:42 AM
  •   Đã xem: 849
  •   Phản hồi: 0
Anh A  ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư cao cấp khu đô thị mới Ecopac với chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng. Hợp đồng được ký kết vào ngày 1/ 02/ 2017. Ngày 11/02/ 2017 các bên hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với hợp đồng, anh A thanh toán toàn bộ giá trị căn hộ và nhận bàn giao căn hộ từ chủ đầu tư. Tại thời điểm nhận bàn giao căn hộ anh A không phát hiện ra điểm bất thường. Tuy nhiên, sau hai tháng vào căn hộ anh  A phát hiện từng mảng tường, hồ bị bong chóc, trần nhà bị lở, khiến cả gia đình anh A được phen hoảng hồn. Anh A gọi điện cho bộ phận chăm sóc khách hàng của Công ty cổ phần và đầu tư phát triển đô thị Việt Hưng để yêu cầu sửa chữa.  
Hỏi: Nếu trong nội dung hợp đồng không đề cập đến nghĩa vụ bảo hành, anh A có được yêu cầu bên bán bảo hành, sửa chữa nhà cho mình không? Tại sao?
Bảo đảm chất lượng vật mua?

Bảo đảm chất lượng vật mua?

  •   19/08/2019 04:53:39 PM
  •   Đã xem: 1202
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Anh A kết hợp đồng mua xúc xích với cửa hàng của chị B. Hai bên thỏa thuận cửa hàng của chị B cung cấp mỗi tuần cho nhà anh A 01 thùng xúc xích (1 thùng gồm 10 gói, mỗi gói 10 chiếc)  của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt với chất lượng đảm bảo, trong thời hạn một năm. Anh A đã thanh toán trước cho chị B 2 triệu đồng. Trong một lần sau khi con gái anh A ăn xúc xích xong, thì có hiện tượng đau bụng, buồn nôn và đi ngoài phải nhập viện điều trị. Toàn bộ chi phí điều trị là  3 triệu đồng. Qua kiểm tra thực phẩm  đã sử dụng thì bệnh viện điều trị kết luận là con gái anh A bị ngộ độc xúc xích cửa hàng cung cấp không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, qua tìm hiểu thì anh A còn biết được chị B nhập xúc xích ở một cơ sở làm xúc xích giả, mặc dù vỏ bao bì thì hoàn toàn đúng với loại mà anh A đặt mua là Đức Việt nhưng xúc xích bên trong thì hoàn toàn không phải sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt. Chị B phải chịu hậu quả pháp lý gì khi không bảo đảm chất lượng của xúc xích trong hợp đồng mua tài sản với anh A?
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi cho thuê lại lao động?

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi cho thuê lại lao động?

  •   19/08/2019 04:27:10 PM
  •   Đã xem: 740
  •   Phản hồi: 0
Doanh nghiệp A đăng ký kinh doanh lĩnh vực cho thuê lại lao động. Doanh nghiệp A ký kết hợp đồng với 100 lao động, đào tạo sau đó cho doanh nghiệp C có trụ sở đóng tại  tỉnh Ninh Bình thuê lại lao động. Toàn bộ 100 người lao động của A đều là thợ may có tay nghề. Để đảm bảo cho khả năng thanh toán lương, các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, pháp luật quy định doanh nghiệp A phải có mức vốn pháp định là 2000.000.000 (2 tỷ) và duy trì số vốn này trong suốt thời gian hoạt động của mình. Ngày 01/02 năm 2017, đại diện doanh nghiệp A đến ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô có địa chỉ 14, Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội để thực hiện việc mở tài khoản và chuyển tiền vào tài khoản.
Hỏi: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp A với người lao động được đề cập trong tình huống trên là biện pháp gì? Chủ thể trong biện pháp bảo đảm này bao gồm ai? Trong tình huống trên khi nào khoản tiền ký quỹ bị xử lý để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp A với người lao động?
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật?

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật?

  •   19/08/2019 04:02:38 PM
  •   Đã xem: 1033
  •   Phản hồi: 0
Vợ chồng chị Hà và anh Tiên sau nhiều năm dành dụm, tiết kiệm đã mua được một ngôi nhà trên diện tích 80 m2 thuộc ngoại ô thành phố Hải Phòng. Vì nhà đã cũ nên vợ chồng anh quyết định đập bỏ đi để xây lại nhà mới.Vợ chồng anh đã thuê Công ty dịch vụ X phá dỡ ngôi nhà cũ.Trong khi đang đập bỏ ngôi nhà thì anh M (là nhân viên của Công ty X) đã phát hiện thấy 1 chiếc hộp bằng sắt (có kích thước giống 1 cuốn sách giáo khoa) được cất giấu ở góc của bức tường nhà. Nghi ngờ trong hộp sắt có nhiều đồ quý hiếm nên anh M đã giấu đi và nhân lúc vắng người anh đã mang chiếc hộp sắt đó về nhà mình. Anh M đã cùng vợ mình là chị N phá chiếc hộp sắt thì thấy ở trong có chứa 10 thỏi vàng, mỗi thỏi ước chừng 5 lượng, nhiều đồ trang sức quý bằng vàng ta và ngọc bích. Hôm sau, con trai của anh M và chị N đã sang hàng xóm kể lại câu chuyện trên và tin anh M phát hiện được vàng đã lan xa, đến tai anh Hà và chị Tiên. Anh Hà và chị Tiên đã đến yêu cầu anh M trả lại toàn bộ tài sản trong chiếc hộp sắt cho mình vì cho rằng anh M không có quyền chiếm hữu cũng như sở hữu, chiếc hộp tìm thấy trong nhà của anh Hà, chị Tiên thì phải là của anh chị.
​​​​​​​Hỏi: Hành vi chiếm hữu của anh M đối với số tài sản phát hiện được có phải là hành vi chiếm hữu hợp pháp hay không? Tranh chấp xảy ra, hãy đưa ra hướng giải quyết.
Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản?

Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản?

  •   19/08/2019 03:41:30 PM
  •   Đã xem: 847
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Ông A thỏa thuận bán cho ông B 20 chục con lợn thịt (lợn mua về để chế biến thịt công nghiệp). Sau khi đã thống nhất giá cả và lựa chọn 20 chục con lợn (ông B đánh dấu bằng sơn trên lưng những con lợn mà ông đã chọn), ông B đã thanh toán ½ số tiền, hẹn 7 ngày sau ông sẽ cho xe đến chở lợn về và sẽ thanh toán nốt ½ số tiền còn lại. Còn 1 ngày nữa đến hạn ông B chở lợn về thì 1 con lợn cái trong số lợn mà ông B đã chọn đã đẻ được 5 con và ông A phải chăm sóc số lợn con mới đẻ. Ngày hôm sau ông B đến và yêu cầu ông A giao cả 5 con lợn con mới đẻ. Ông A không đồng ý vì cho rằng khi ông B chưa nhận số lợn mua thì ông vẫn là chủ sở hữu và có quyền hưởng hoa lợi được sinh ra từ tài sản.Hai bên phát sinh mâu thuẫn.
Hãy đưa ra hướng giải quyết tranh chấp trên
Quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ?

Quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ?

  •   19/08/2019 03:16:03 PM
  •   Đã xem: 867
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Ông A bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Ông A có vợ là bà B và 2 người con: anh C là con trai (25 tuổi) và chị D là con gái (20 tuổi). Vì muốn có tiền chữa bệnh cho chồng, bà B muốn bán nhà thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng nhưng do không có hiểu biết về pháp luật nên bà B bàn bạc với 2 người con là sẽ ủy quyền cho công ty Luật Bình An thực hiện việc bán nhà. Anh C có ý kiến cho rằng bà B không thể bán nhà vì đây là tài sản chung của cả ông A nên cần phải có chữ ký của ông A mà ông A thì không thể đặt bút ký vào hợp đồng bán nhà. Hãy tư vấn cho gia đình ông A trong trường hợp trên.
Trường hợp chấm dứt việc giám hộ?

Trường hợp chấm dứt việc giám hộ?

  •   19/08/2019 02:49:14 PM
  •   Đã xem: 871
  •   Phản hồi: 0
Cháu Nguyễn Thị A (sinh năm 2006) mồ côi mẹ từ khi 2 tuổi, sống với bố là anh Nguyễn Văn B (sinh năm 1975). Năm 2010, sau một trận ốm, anh B đột nhiên không nhận thức và làm chủ hành vi của mình và theo yêu cầu của gia đình, tòa án tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì A còn nhỏ và bệnh tình của B cần có người chăm sóc nên hai bố con A về ở với ông bà nội của A. Đến năm 2015, sau một thời gian dài điều trị tích cực, B dần khôi phục lại tình trạng sức khỏe của mình và có kết quả của bệnh viện xác nhận B đã hoàn toàn nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như trước đây.
Hỏi trong tình huống này, ông bà nội của A có tiếp tục là người giám hộ cho A và anh B không?
Người được giám hộ và người giám hộ đương nhiên?

Người được giám hộ và người giám hộ đương nhiên?

  •   19/08/2019 02:16:17 PM
  •   Đã xem: 816
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: Nguyễn Văn A là chủ một nhà hàng hải sản rất nổi tiếng ở phường X thuộc thành phố Y. Nhờ chịu khó học hỏi và chăm chỉ mà A cùng với vợ là chị B đã gây dựng thêm được hệ thống nhà hàng ăn uống ở phường X. Tuy nhiên vợ chồng A, B lại khó khăn trong việc sinh con nên sau 10 năm kết hôn, họ quyết định nhận cháu Nguyễn Văn C (sinh năm 2001 làm con nuôi. Đến năm 2015, trong một lần tai nạn giao thông, A bị rơi vào hoàn cảnh không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn B thì mất luôn sau đó. Do khối tài sản mà vợ chồng A, B gây dựng lên rất lớn nên trong gia đình A, mọi người đều muốn mình là người giám hộ cho A để hòng chuộc lợi cho bản thân, kết quả là con trai nuôi của AB và anh chị em của A đều nhận mình là người chăm sóc cho A. Theo anh chị, trong trường hợp này thì giải quyết như thế nào?
Trường học là nơi cư trú được không?

Trường học là nơi cư trú được không?

  •   19/08/2019 01:40:26 PM
  •   Đã xem: 816
  •   Phản hồi: 0
Ngày 17/01/2017, A là sinh viên trường đại học Luật Hà Nội đến trung tâm điện máy Nguyễn Kim trên đường Nguyễn Chí Thanh mua 1 chiếc lò vi sóng trị giá 2 triệu đồng, A thanh toán tiền cho nhân viên bán hàng và yêu cầu nhân viên giao tài sản vào ngày 19/01/2017 nhưng không nói rõ địa điểm vận chuyển. Căn cứ vào các thông tin về địa chỉ A ghi trên phiếu mua hàng nhân viên vận chuyển của Trung Tâm Nguyễn Kim đã vận chuyển chiếc Lò vi sóng đến cổng trường đại học Luật Hà Nội. Khi đến nơi, nhân viên vận chuyển gọi cho A nhưng A không ra nhận vì A cho rằng pháp luật dân sự Việt Nam quy định trong trường hợp không thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ thì bên bán phải vận chuyển tài sản đến nơi cư trú của A, trụ sở của trường Đại học Luật Hà Nội không phải nơi cư trú của A.
Hỏi: Nhận định của A đúng hay sai? Tại sao? Giải quyết tình huống trên?
Quyền đối với quốc tịch?

Quyền đối với quốc tịch?

  •   17/08/2019 11:14:40 AM
  •   Đã xem: 858
  •   Phản hồi: 0
Hỏi: A yêu và kết hôn với một người đàn ông Pháp. A sinh ra E là con gái đầu lòng. Do mâu thuẫn từ lâu với gia đình của A, B là hàng xóm đã sang chế giễu E không thể là người Việt Nam, là loại con lai, nên đi nước ngoài mà sống. Con của B là M làm tại ủy ban phụ trách việc làm giấy khai sinh cho cá nhân. Do bị sức ép từ B, M kiên quyết yêu cầu A phải khai quốc tịch của E là quốc tịch Mỹ hoặc M sẽ không đồng ý ghi nhận quốc tịch của E là Việt Nam.

Các tin khác

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây