Tuyên bố cá nhân có khó khăn trong nhận thức?

Thứ tư - 28/08/2019 10:11
Hỏi:  Sau một vụ tai nạn giao thông anh A (25 tuổi) rơi vào tình trạng lúc nhớ, lúc quên và có những biểu hiện thiếu minh mẫn, tỉnh táo trong nhận thức và điều khiển hành vi. Có những thời điểm anh đã bán chiếc xe máy cho một người lạ với giá rẻ bằng 1/3 so với giá trị thực của tài sản hoặc tặng đồng hồ, laptop cho những người mới gặp lần đầu mà anh A cho rằng họ rất đáng thương. Bố mẹ anh A đã hỏi ý kiến của anh K là một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội về cách thức để cho các giao dịch của A với bất cứ ai phải có sự đồng ý của ông bà. Anh K khuyên ông bà nên gửi đơn đến Tòa án quận nơi gia đình ông bà cư trú để yêu cầu tuyên bố anh A có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhưng ông bà rất ngại phải ra Tòa bởi vì sợ rằng sau này anh A sẽ khó đi xin việc làm và cũng khó lấy vợ. Hãy tư vấn cho bố mẹ anh A trong tình huống trên.
Trả lời:
Theo quy định của Điều 23 BLDS năm 2015 thì anh A có thể bị Tòa án tuyên bố là cá nhân có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nếu có đơn yêu cầu của bố mẹ anh A và có kết luận của Tổ chức giám định pháp y tâm thần. Trong quyết định của Tòa án cần chỉ định người đại diện theo pháp luật cho anh A. Nếu bố mẹ anh A đã già yếu, không có thu nhập, không biết chữ, tai nghe không rõ và mắt đã mờ thì sẽ không đủ điều kiện để làm người đại diện cho anh A. Nếu anh A có người thân khác như anh, chị, em ruột, cô dì chú bác cậu ruột mà có khả năng bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho anh A thì có thể chọn là người đại diện theo pháp luật cho anh A. Người cụ thể nào là đại diện theo pháp luật cho anh A thì sẽ do Tòa án chỉ định. Khi Tòa án đã tuyên bố anh A có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì mọi giao dịch tặng cho tài sản của anh A cho người khác đều vô hiệu và các giao dịch khác liên quan đến tài sản của anh A đều phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp sau này anh A đã khỏi hẳn những triệu chứng trên, minh mẫn sáng suốt trở lại và có kết luận của cơ quan giám định pháp y tâm thần, có đơn gửi đến Tòa án thì Tòa sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định anh A có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Khi đó, anh A lại trở thành là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, độc lập và tự chịu trách nhiệm về các giao dịch dân sự mà mình đã xác lập thực hiện.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây