Người được giám hộ và người giám hộ đương nhiên?
Thứ hai - 19/08/2019 14:16
Hỏi: Nguyễn Văn A là chủ một nhà hàng hải sản rất nổi tiếng ở phường X thuộc thành phố Y. Nhờ chịu khó học hỏi và chăm chỉ mà A cùng với vợ là chị B đã gây dựng thêm được hệ thống nhà hàng ăn uống ở phường X. Tuy nhiên vợ chồng A, B lại khó khăn trong việc sinh con nên sau 10 năm kết hôn, họ quyết định nhận cháu Nguyễn Văn C (sinh năm 2001 làm con nuôi. Đến năm 2015, trong một lần tai nạn giao thông, A bị rơi vào hoàn cảnh không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn B thì mất luôn sau đó. Do khối tài sản mà vợ chồng A, B gây dựng lên rất lớn nên trong gia đình A, mọi người đều muốn mình là người giám hộ cho A để hòng chuộc lợi cho bản thân, kết quả là con trai nuôi của AB và anh chị em của A đều nhận mình là người chăm sóc cho A. Theo anh chị, trong trường hợp này thì giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 thì A là người mất năng lực hành vi dân sự, do đó A là trường hợp cần có người giám hộ. Việc giám hộ cho A theo quy định tại Điều 53 BLDS năm 2015 về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự, theo đó: Người giám hộ đương nhiên của A lần lượt là : vợ của A là chị B ( tuy nhiên chị B lại đã chết ngay sau đó); con của AB ( tuy nhiên C mới 15 tuổi chưa đủ điều kiện là người giám hộ cho cha mình); bố mẹ của A (tuy nhiên bố mẹ A không còn nữa). Vì vậy theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 BLDS năm 2015 thì do không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 53 BLDS năm 2015 nên Ủy ban nhân dân phường X nơi cư trú của A có trách nhiệm cử người giám hộ.
Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 54 BLDS năm 2015 thì việc cử người giám hộ phải có sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền và nghĩa vụ của thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.