Trao đổi tài sản không phải của mình?

Thứ ba - 20/08/2019 10:30
Hỏi: Do đang có nhu cầu mang laptop đi công tác để giải quyết công việc, chị Nhung đã mượn chiếc laptop HP của bạn mình là chị Hằng trong thời gian 5 ngày. Sau thời gian công tác về, chị Nhung báo với chị Hằng là chiếc laptop bị trộm lấy mất khi chị để ở trong phòng tại khách sạn chị ở trong thời gian công tác.Vì chiếc laptop đã sử dụng lâu năm và xuống cấp nên khách sạn chỉ bồi thường 1 triệu đồng. Vì nghĩ tình bạn bè thân thiết lâu năm và sự việc xảy ra cũng không ai mong muốn nên chị Hằng đành chấp thuận. Tuy nhiên sau đó chị Hằng được chị Lan là người đi công tác cùng chị Nhung cho biết, thực chất chiếc laptop không phải bị mất mà do chị Nhung đổi chiếc laptop lấy chiếc máy tính bảng Sam Sung của chị. Vì chị Lan nghĩ đó là laptop của chị Nhung nên mới đồng ý đổi. Hãy giải quyết tình huống để bảo vệ quyền lợi cho chị Hằng và chị Lan.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 455 BLDS năm 2015: “Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Chiếc laptop mà chị Nhung dùng để trao đổi lấy chiếc máy tính bảng Sam Sung của chị Lan không thuộc sở hữu của chị Nhung. Đồng thời, việc trao đổi này không được chị Hằng – là chủ sở hữu chiếc laptop biết. Do đó, theo quy định trên, chị Lan có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng trao đổi. Khi hợp đồng được hủy bỏ thì các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, cụ thể: chị Lan được nhận lại chiếc máy tính bảng của mình; còn chiếc laptop được giao trả lại cho chị Hằng – chủ sở hữu đích thực của tài sản.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây