Người quản lý di sản của người chết để lại?

Thứ sáu - 23/08/2019 09:23
Hỏi: Bà Nguyễn Thị X có chồng là ông Hoàng Y và 03 người con là Hoàng L, Hoàng M, Hoàng T (đều đã thành niên có khả năng lao động). Đầu năm 2017, bà X chết do tai nạn giao thông. Sau khi mai táng, ông Y là chồng vẫn quản lý tài sản và sử dụng tài sản chung của hai ông bà đã có từ trước. Cuối năm 2017, ông có đưa bà Phan H về nhà để sinh sống như vợ, chồng cùng ông. Ông và bà H vẫn quản lý và sử dụng tài sản chung đó, thậm chí còn thu hoa lợi, lợi tức từ nhiều tài sản chung của ông Y và bà X (đã có trong thời kỳ hôn nhân). Những người con có thỏa thuận với bố để phân chia quyền quản lý di sản nhưng ông Y không đồng ý. Ông cho rằng, sau khi vợ ông là bà X chết, ông sẽ là người có quyền quản lý cũng như hưởng toàn bộ di sản thừa kế của bà X. Hỏi, quan điểm của ông Y về việc quản lý di sản thừa kế của bà X có đúng hay không?
 Trả lời:
Với tình huống trên, quan điểm của ông Y không hoàn toàn chính xác vì theo Điều 616 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người quản lý di sản thì có các lý do sau:
  • Nếu bà X có để lại di chúc, trong di chúc có thể hiện rõ ai là người quản lý di sản, người đó sẽ là người có quyền quản lý di sản của bà X. Như vậy, ở trường hợp này, ông Y chỉ có thể trở thành người quản lý khi được chỉ định trong di chúc.
  • Nếu bà X chết không để lại di chúc hoặc nội dung của di chúc không thể hiện rõ ai được chỉ định quản lý di sản thì những người thừa kế cử ra. Như vậy, ông Y chỉ có thể trở thành người quản lý di sản khi được các con của ông đồng ý.
  • Nếu bà X chết không để lại di chúc hoặc nội dung của di chúc không thể hiện rõ ai được chỉ định quản lý di sản mà những người thừa kế chưa thỏa thuận để cử ra ai là người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Như vậy, ông Y có thể là người quản lý di sản nếu rơi vào trường hợp này.
  • Không rơi vào các trường hợp trên, Tòa án sẽ chỉ định người quản lý di sản. Ông Y cũng có thể trở thành người quản lý di sản nếu được Tòa án chỉ định.
Kết luận: Ông Y chỉ có thể trở thành người quản lý di sản nếu rơi vào một trong các trường hợp nêu trên.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây