Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?

Thứ sáu - 16/08/2019 23:57
Hỏi: Sau một tai nạn giao thông, H bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần của H không được đảm bảo, lúc nhớ lúc quên và xuất hiện một số hiện tượng nổi nóng cũng như một số hành vi không kiểm soát. Để tránh tình trạng H sẽ gây thiệt hại cho người khác hoặc sẽ mang tài sản của gia đình đi bán, K là vợ của H đã yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xác định H trong tình trạng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Căn cứ vào kết luận của giám định pháp y tâm thần, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố H là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Tuy nhiên, để giữ thể diện trong gia đình, K không công khai chuyện này cho mọi người được biết. Trong một lần H đang thơ thẩn chơi quanh xóm, H đã gặp P là bạn cũ. Nói chuyện được vài câu, P phát hiện H không được minh mẫn nên đã gạ H cho mình chiếc đồng hồ H đang đeo. H liền cởi đồng hồ cho P. Phát hiện ra chuyện, K đã yêu cầu P trả đồng hồ nhưng P cho rằng H thành niên, có quyền xác lập hợp đồng tặng cho tài sản cho P và P là chủ sở hữu của chiếc đồng hồ này căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa P và H.
 Trả lời:
Điều 23 BLDS năm 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Căn cứ theo Điều 23, trong tình huống nêu trên, H được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Bởi vì, H đáp ứng các điều kiện:
 (i) người thành niên do tình trạng tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự;
(ii) có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan là vợ;
(iii) có kết luận giám định pháp y tâm thần; 
(iv) có quyết định của Tòa án tuyên H là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Do đó, các giao dịch dân sự của H phải tuân theo quy định của pháp luật, cần có sự tham gia của người giám hộ. Việc H tự mình xác lập hợp đồng tặng cho tài sản với P, do đó, không thể phát sinh hiệu lực cho hợp đồng này và cũng không thể căn cứ trên hợp đồng này để xác lập quyền sở hữu cho P. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, P phải trả lại chiếc đồng hồ.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
Sở hữu trí tuệ tâm luật
quang cao
quy hoach
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây