Trả lời:
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, ba mẹ và bạn có một căn nhà, do có dự định sẽ ra nước ngoài lao động và định cư nên đã làm hợp đồng tặng cho cô ruột để đứng tên trên căn nhà đó.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với trường hợp của bạn, hiện nay căn nhà trên đã mang tên của cô trong giấy chứng nhận, do đó cô của bạn là người có quyền sở hữu hợp pháp căn nhà.
Tuy tại thời điểm tặng cho, cô của bạn có đồng ý nếu gia đình bạn không ra nước ngoài định cư thì sẽ tự nguyện trả lại căn nhà, nhưng phải xem xét trong hợp đồng tặng cho thì các bên có thỏa thuận về vấn đề này không. Trường hợp trong hợp đồng tặng cho không có ghi nhận nội dung trên, mà các bên chỉ thoả thuận bằng miệng thì hiện nay gia đình bạn không thể khởi kiện đòi lại được tài sản trên, trừ trường hợp cô của bạn tự nguyện trả lại (thông qua hợp đồng tặng cho hoặc hình thức chuyển quyền khác). Trường hợp trong hợp đồng tặng cho, các bên có thỏa thuận rõ nếu bên tặng cho chấm dứt việc ra nước ngoài định cư (không ra nước ngoài định cư), thì bên nhận tặng cho phải trả lại tài sản, căn cứ vào đó hiện nay cô của bạn từ chối không trả lại thì gia đình bạn hoàn toàn có thể khởi kiện đòi lại căn nhà trên.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn