Đòi lại đất đã cho người khác mượn?

Thứ sáu - 04/10/2019 14:17
 Câu hỏi: Em hiện ở bến tre và nhà em có mảnh đất, cho người khác ở nhưng khi đòi lại thì không được, ba em đi thưa năm 2014 đến năm 2016 thì có quyết định trả lại đất lại cho nhà em. Nhưng người ta vẫn k trả lại mà còn mở rộng nhà cửa ( nhà tiền chế) xã lên lập biên bản mấy lần rồi thôi. Đến nay 3 năm rồi không làm gì cả. Giờ huyện trả lời là người ta không có đất làm sao cưỡng chế được, đợi xã xin đất rồi mới cưỡng chế. Vậy cho e hỏi làm thế nào để đòi lại được đất của nhà em?

Trả lời: 
Vì thông tin bạn cung cấp không nói rõ là quyết định trả lại đất là do cơ quan nào ra. Do đó, chúng tôi chia 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Quyết định trả lại đất là của bản án của Tòa án 
Nếu là bản án của Tòa án và đã có hiệu lực mà bên phải thi hành án không tự nguyện trả lại đất thì bạn có thể liên hệ với bên cơ quan thi hành án để tiến hành cưỡng chế và trả lại mảnh đất đó cho nhà bạn.
Bạn cũng cần lưu ý đến thời hiệu yêu cầu thi hành án. Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thời hiệu này như sau
“ Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.”

Theo thông tin bạn cung cấp, nếu có quyết định trả lại đất của Tòa án vào năm 2016 thì đến nay là 2019 vẫn còn thời hiệu yêu cầu thi hành án nên bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án của Tòa án.
Trường hợp 2: Quyết định trả lại đất là Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện
Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“ 59. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 vào Điều 91 như sau:
3. Cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành;
...................”

Chủ thể có thẩm quyền tiến hành thủ tục này được quy định theo Nghị định này là:
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.”

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn đề nghị UBND cấp huyện thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và đề nghị tiến hành thủ tục cưỡng chế thực hiện Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, trường hợp UBND huyện không thi hành quyết định thì bạn có quyền khiếu nại lên chủ tịch UBND huyện để yêu cầu giải quyết.
Việc cưỡng chế thi hành án bản án của Tòa hay cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện khi có bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật. Do đó, UBND huyện trả lời do người phải thi hành án không có đất khác nên không cưỡng chế được và phải đợi xin đất rồi mới cưỡng chế là không có căn cứ. Bạn có thể khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện về việc không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp không được giải quyết bạn có thể tiếp tục khiếu nại lên Chủ tục UBND cấp tỉnh để được giải quyết.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây