Trả lời:
Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
Do bạn và vợ đã ly hôn được 4 năm nên theo quy định của pháp luật, việc bạn có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm trả nợ cho vợ cũ hay không sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát sinh khoản nợ, mục đích, tính chất khoản vay theo các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Khoản nợ của vợ bạn phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, bạn biết và đồng ý với khoản vay này hoặc vợ bạn tự vay tiền nhưng nhằm mục đích phục vụ sinh hoạt chung của gia đình như chi phí ăn uống, thuê nhà, giáo dục, viện phí,... thì bạn có nghĩa vụ cùng trả nợ với vợ cũ bạn theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1.Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
...”
Trường hợp 2: Khoản nợ này có sau khi hai bạn ly hôn; hoặc có trong thời kỳ hôn nhân nhưng bạn không biết và không đồng ý với khoản vay này, mục đích khoản vay không nhằm phục vụ sinh hoạt chung của gia đình thì bạn sẽ không có nghĩa vụ liên đới trả nợ với khoản vay của vợ bạn.
Vấn đề hộ khẩu chỉ có ý nghĩa trong việc xác định nơi cư trú của một người. Việc sau khi hai vợ chồng ly hôn nhưng vợ bạn vẫn còn trong hộ khẩu nhà bạn không ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân cũng như nghĩa vụ trả nợ của bạn trong trường hợp này
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn