- 10/01/2022 01:48:09 AM
- Đã xem: 587
- Phản hồi: 0
Câu hỏi: Ông B và vợ là bà C có một mảnh đất 260m2 tại xã T, huyện K, tỉnh X. Nguồn gốc đất được anh trai ông B là ông L cho từ năm 1990 khi ông L đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Năm 2000, ông B, bà C được cấp GCNQSDĐ đối với diện tích nói trên. Khi cho, anh trai ông B chỉ nói miệng không viết giấy tờ. Tuy nhiên có rất nhiều người trong nội tộc chứng kiến việc anh trai ông B cho vợ chồng ông B đất. Sau khi được ông L cho đất, hàng năm, ông B tự bỏ tiền ra để đóng thuế cho Nhà nước đối với 260m2 đó. Biên lai thu tiền thuế vẫn được vợ chồng ông B, bà C cất giữ đầy đủ.
Năm 2005, gia đình ông B vào Nam sinh sống nên bán đi một nửa diện tích đất là 130m2 với giá 1 tỷ 500 triệu đồng cho ông Q, người cùng làng. Khi hai bên công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ông B đã nhận trước của ông Q 1 tỷ 200 triệu đồng. Số tiền còn lại ông Q hứa sau khi ông B làm xong thủ tục sang tên GCNQSDĐ cho ông Q thì ông Q sẽ chuyển tiếp. Sau khi vào Nam, ổn định cuộc sống, ông B gửi UBND xã giấy GCNQSDĐ để làm thủ tục sang tên. Tháng 8/2014, ông B về quê thì UBND xã T báo là GCNQSDĐ đã bị thất lạc. Ông B muốn được UBND cấp lại GCNQSDĐ để làm thủ tục sang tên cho ông Q. Hiện nay ông L đã về nước, đổ đất đá, xi măng, chuẩn bị xây nhà trên phần đất của nhà ông B vì cho rằng ông L chỉ nhờ ông B trông coi nhà đất chứ không cho ông B diện tích đất nói trên. Ông B và anh trai đã được gia đình hòa giải nhiều lần nhưng không thành. Ông B đã làm đơn khởi kiện ra tòa yêu cầu Tòa án buộc công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với diện tích đất tranh chấp cho vợ chồng ông B và yêu cầu ông L chấm dứt việc đổ vật liệu xây dựng, bồi thường thiệt hại phát sinh do việc làm trái pháp luật của ông L gây ra. Khi nhận đơn, tòa án đã trả lại đơn khởi kiện với lý do tranh chấp đất đai giữa ông B và ông L phải có biên hòa giải không thành tại cơ sở thì mới thụ lý.