Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, cụ thể tại Điều 117, bất kỳ giao dịch dân sự nào cũng cần những điều kiện dưới đây để phát sinh hiệu lực:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”
Theo quy định tại Khoản 2 đều luật trên, cần tìm hiểu trong quy định của Luật đất đai về hình thức của loại hợp đồng này. Nội dung Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật này như sau: “a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”
Từ đó, có thể thấy rằng hình thức bắt buộc của hợp đồng giao dịch trong lĩnh vực đất đai phải là phải hợp đồng bằng văn bản công chứng hoặc chứng thực, trừ những trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Tiếp theo, Khoản 1 Điều 5 Luật công chứng 2014 có quy định: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.”
Như vậy kể từ khi được công chứng viên ký đóng dấu đỏ, hợp đồng mua bán đất sẽ có hiệu lực!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn