Trả lời:
Trước tiên cần xác định chủ sở hữu quyền sử dụng đất của mảnh vườn và cái ao này là ông bà bạn thể hiện qua Sổ đỏ. Ông bà bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản này được chia theo pháp luật.
Trường hợp thứ nhất: nếu chú bạn yêu cầu chia thừa kế thì sẽ không được giải quyết vì từ thời điểm ông bạn mất đến nay đã quá 10 năm.
Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
“ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó .”
Trường hợp thứ 2: Chú bạn yêu cầu chia tài sản chung:
Theo quy định tại điểm 2.4 điều 2 mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì trường hợp hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế nêu trên nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết thì di sản đó sẽ trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế, cụ thể như sau: Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
Trong trường hợp này, ông bà bạn có 3 người con và di sản này cũng chưa chia. Đồng thời đến thời điểm này đã quá 10 năm kể từ ngày ông bà bạn mất. Do đó, nếu chú bạn đòi chia tài sản chung thì phần giá trị di sản này sẽ được chia đều cho bố, chú và cô bạn. Mặc dù bố bạn phụng dưỡng ông bà bạn nhưng ông bà bạn không để lại di chúc hay giấy tờ khác để chuyển nhượng, tặng cho cho bố bạn nên phần di sản được xử lý theo pháp luật như trên.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn