Trả lời:
Văn phòng công chứng không thể chứng văn bản phân chia di sản thừa kế vì di sản là quyền sử dụng đất đang được thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho công ty A. Do đó, chỉ khi thanh lý hợp đồng vay trên, ngân hàng giải chấp thì bà B và các con mới được phân chia di sản.
Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ (Đã thanh lý hợp đồng vay). Ông A và bà B dùng quyền sử dụng đất do ông A và bà B đứng tên để thế chấp, bảo đảm nghĩa vụ cho khoản vay mà công ty A vay. Hợp đồng vay giữa công ty A và ngân hàng chưa đến hạn thanh lý hợp đồng, nghĩa vụ của công ty A được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất đề cập ở trên. Nếu ngân hàng giải chấp tức sẽ không còn tài sản bảo đảm cho khoản vay. Ông A là người đại diện theo pháp luật và đã chết.
Hợp đồng thế chấp là hợp đồng dân sự theo đó các quyền và nghĩa vụ cũng như các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy định rất cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2005 theo đó: Sau khi người có tài sản dùng để thế chấp, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ chết, Hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt hiệu lực theo Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, quyền sử dụng đất dùng thế chấp do ông A và bà B đứng tên, tức hợp đồng thế chấp được ký giữa ngân hàng với ông A và bà B, việc ông A chết không đương nhiên dẫn đến hợp đồng này chấm dứt.
Về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thế chấp, bảo lãnh được quy định tại Khoản 1, Điều 637 Bộ luật Dân sự
Điều 637 BLDS quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bà B và các con của bà phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm trả nợ trên phần tài sản họ được hưởng từ chồng/cha họ, tức phần tài sản bảo đảm chỉ là ½ giá trị quyền sử dụng đất. Trong khi, tài sản thế chấp do ông A và bà B đứng tên chung. Việc giải chấp tức là bà B không còn nghĩa vụ bảo đảm khoản nợ trên ½ giá trị quyền sử dụng đất (thuộc quyền sở hữu của bà) nữa. Khả năng được trả nợ của ngân hàng bị giảm xuống. Trên thực tế, hầu hết các khoản vay có tài sản bảo đảm đều không đúng khả năng tài chính trong phương án vay vốn ngân hàng, nhất là các khoản vay ngắn hạn. Không đúng khả năng tài chính trong phương án vay thì khó trả nợ gốc đúng hạn, thanh lý đúng hạn. Do đó, việc giải chấp rất “nguy hiểm” cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Ngân hàng phải xác định và đánh giá ½ giá trị quyền sử dụng đất có đủ đảm bảo trả nợ vay cho công ty A không để quyết định có giải chấp hay không. Văn phòng công chứng không có quyền yêu cầu ngân hàng giải chấp.
Bà B và các con của bà phải đợi sau khi đến hạn, thanh lý hợp đồng vay và giải chấp rồi yêu cầu chia thừa kế, hoặc họ dùng tài sản công ty A/cùng liên đới trả nợ vay để được thanh lý hợp đồng, giải chấp để yêu cầu chia thừa kế.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn