Thực tế, không có một văn bản cụ thể nào quy định về việc kinh doanh online phải đảm bảo những điều kiện nào. Song, ở những văn bản pháp luật mang tính khách quát, hoạt động này lại nằm trong phạm vi điều chỉnh.
Thứ nhất, về việc kinh doanh online có phải đăng ký với cơ quan chính quyền hay không? Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 21/2018/TT-BCT thì ngoài các đối tượng có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ như dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử; dịch vụ khuyến mại trực tuyến; dịch vụ đấu giá trực tuyến bắt buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì hoạt động kinh doanh online được liệt kê trong danh sách hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là đối tượng không cần phải đăng ký.
Thứ hai, cá nhân tổ chức kinh doanh phải có nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan? Căn cứ Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân hoặc nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm có nghĩa vụ nộp thuế. Theo đó mà nếu việc kinh doanh online phát triển và thuận lợi đạt được doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm thì cá nhân kinh doanh phải kê khai và nộp thuế theo quy định pháp luật.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh online thực tế đem lại rất nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh dưới hình thức này. Việc bán hàng theo hình thức này cũng có hai mặt. Mặt thuận lợi của nó đã được đề cập ở phần mở đầu. Mặt trái của loại hình này chính là việc khách hàng có thể bị xâm phạm về quyền lợi khi hàng không đảm bảo nhưng lại không thể đổi trả hàng.
Trên một số phương tiện truyền thông, đôi khi vẫn hay đưa những tin tức về những câu chuyện dở khóc dở cười khi hàng trên ảnh thì “đẹp lung linh” nhưng khi hàng về tới tay thì “không thể nói nên lời”. Mà đây lại là loại hình kinh doanh khó có thể kiểm soát và quản lý chặt chẽ, cho nên những cá nhân có nhu cầu mua bán thông qua hình thức này cần lưu ý cẩn thận để đảm bảo quyền lợi của mình không bị xâm phạm.
Nguồn: thuvienphapluat.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn