Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 3, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì một trong những nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là: Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Do vậy, chị có thể nhờ người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cơ quan, tổ chức hoặc tổ hòa giải ở thôn để tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.
Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình như sau:
1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.
2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo dức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hoà giải của các bên.
4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.
5. Giữ bí mật thông tư đời tư của các bên.
6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình do cơ quan, tổ chức và tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành trong những trường hợp sau đây:
a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;
b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.