Trả lời:
Theo Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2017 quy định người có hành vi bạo lực gia đình có nghĩa vụ:
- Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực;
- Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối;
- Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi của anh H đánh chị A bị thương, không đưa chị đi cấp cứu kịp thời đã vi phạm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo Khoản 2 Điều 49
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, anh H bị xử lý vi phạm hành chính từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; xử lý kỷ luật (nếu là cán bộ, công chức) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, anh H còn có trách nhiệm chăm sóc chị A để sớm hồi phục vết thương; xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.