Khởi kiện hành vi sa thải trái pháp luật?

Thứ ba - 01/12/2020 22:12
Tình huống: Em vào làm công ty từ ngày 2/12/2019 đến ngày 22/6/2020 công ty mới kí kết hợp đồng lao động với em là hợp đồng không xác định thời hạn em có đọc kĩ hợp đồng sau đó e mới kí nhưng công ty không giao lại em 1 bản hợp đồng. Tới ngày 08/07/2020 e có cãi nhau với người làm cùng bộ phận. Ngày 09/07/2020 em bị gọi lên văn phòng viết bản tường trình thì ngày 11/7/2020 em nhận văn bản chấm dứt hợp đồng của công ty với lý do em gây gổ đánh nhau và yêu cầu em ra khỏi công ty luôn . Sau đó em có lên văn phòng lấy 1 bản hợp đồng và tất cả giấy tờ liên quan tới ngày em làm việc tại công ty nhưng công ty không giao lại cho em.

Em muốn viết đơn khởi kiện thì phần nội dung khởi kiện nên viết những gì và em nên đòi bồi thường mức như nào là hợp lý nhất ạ ?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012, quy định những trường hợp người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động phải thực hiện theo Điều 123, 124 Bộ luật lao động. Xử lý kỷ luật sa thải phải tuân thủ theo trình tự xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của chính phủ ngày 12 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động .

Lưu ý: Chỉ được xử lý kỷ luật lao động khi hành vi vi phạm đó được quy định cụ thể tại Nội quy lao động đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải thì phải được quy định trong nội quy lao động và tuân theo Điều 126 BLLĐ.

Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động thực hiện việc xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động trái quy định tại các điều 123,124,126 Bộ luật lao động và điều 30 nghị định 05/2015/NĐ-CP thì được coi là xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải trái pháp luật. Người lao động có thể tiến hành khiếu nại về kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Nếu người lao động bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải là không thỏa đáng thì người bị kỷ luật sa thải làm đơn khiếu nại đến người sử dụng lao động, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Trường hợp người sử dụng lao động đã có hành vi sa thải, đuổi việc nhân viên trái luật, người lao động tiến hành khởi kiện ra Tòa án cấp huyện, nơi có trụ sở của người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đối với tranh chấp hợp đồng lao động theo dạng sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải (Điều 201 Bộ luật lao động 2012).

Người khởi kiện phải nộp cho Tòa án những loại giấy tờ, tài liệu chứng minh cho quan hệ lao động; những giấy tờ, tài liệu chứng minh cho sự kiện tranh chấp giữa các bên như:

Đơn khởi kiện sa thải trái luật;

Hợp đồng lao động;

Quyết định kỷ luật sa thải;

Biên bản họp kỷ luật sa thải;

Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…)

Khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện vụ án lao động và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đến Tòa án thì Tòa án là kiểm tra đơn khởi kiện, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ tiến hành thụ lý giải quyết.

Bên cạnh việc khởi kiện vụ án yêu cầu tòa giải quyết bảo vệ quyền lợi cho bản thân khi bị chủ sử dụng lao động sa thải trái pháp luật. Người lao động có thể tố cáo người sử dụng lao động lên cơ quan có thẩm quyền cì hành vi không ký  hợp đồng lao động, làm việc mà không có hợp đồng. Quyền được tố cáo được pháp luật quy định là quyền của người lao động khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây