Trả lời:
Tại điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về nguồn chứng cứ như sau:
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy, file ghi âm là tài liệu nghe được cũng được xem là chứng cứ nên các bên có quyền giao nộp đẻ tòa án thu thập đưa vào hồ sơ, đánh giá chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ án. Vì vậy, nếu nguyên đơn có được file ghi âm có lợi cho mình thì có quyên giao nộp cho tòa án là chứng cứ mà không buộc phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của chứng cứ hay chứng minh vì sao mà có được chứng cứ này.
Nếu bị đơn và các bên liên quan thừa nhận giọng nói trong fiel ghi âm là của mình thì tòa án không cần phải trưng cầu giám định giọng nói trong file ghi âm. Việc tòa án mời các bên lên quan đến để đối chất, xác định nội dung theo file ghi âm là cần thiết. Nếu một trong các bên được triệu tập nhưng không đến thì tòa án lập biên bản v/v không tiến hành đối chất được và tiếp tục giải quyết vụ án theo những chứng cứ, hồ sơ đã có theo quy định chung.
Nguồn: thuvienphapluat.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn