Tư vấn hòa giải ngoài Tòa án

Chủ nhật - 09/04/2017 12:49
Hòa giải ngoài tòa án hay còn gọi là hòa giải ngoài tố tụng sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp có thể xây dựng các mối quan hệ bền vững. Mối quan hệ này chỉ tồn tại khi các bên thực hiện đúng ngyên tắc tự nguyện và tin tưởng lẫn nhau của phương pháp hòa giải.Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cơ chế, phương thức để yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Trung tâm pháp luật nhà đất rất mong nhận được sự tín nhiệm và tư vấn, tham gia xuyên suốt quá trình hòa giải và xin công nhận kết quả hòa giải đó của Quý khách.
Tư vấn hòa giải ngoài Tòa án
Tư vấn hòa giải ngoài Tòa án
Nội dung tư vấn và xin công nhận hòa giải tại Tòa án như sau:
Thứ nhất, công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.
Thứ hai, điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
- Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
- Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
Thứ ba, đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
- Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành.
- Đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 362 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
+ Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải.
+ Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận.
-Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ pháp lý:
Điều 416, Điều 417, Điều 418 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải đáp vướng mắc pháp lý
Sở hữu trí tuệ tâm luật
quang cao
quy hoach
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây