Trả lời:
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc
- Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;
- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.
Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc
- Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;
- Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
- Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Hiện nay, pháp luật không có thuật ngữ “bỏ cọc” nhưng có thể hiểu bỏ cọc là việc một bên trong quan hệ đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng.
Hậu quả pháp lý khi bỏ cọc được quy định như sau:
- Nếu bên đặt cọc “bỏ cọc” thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
- Nếu bên nhận đặt cọc “bỏ cọc” thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (thông thường hay gọi là “phạt cọc”), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định của Luật Đấu thầu 2013 thì nhà đầu tư phải đặt cọc một khoản tiền để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp nhà đầu tư “bỏ cọc” thì hậu quả pháp lý sẽ tương tự như đã phân tích ở mục 3.
Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ bị cấm tham gia đấu thầu trong tương lai nếu tổ chức mở thầu có quy định nội bộ về hành vi đó.
Như vậy, nếu nhà đầu tư “bỏ cọc” thì số tiền cọc sẽ thuộc về bên tổ chức mở thầu, trường hợp bên tổ chức đấu thầu là cơ quan Nhà nước thì số tiền cọc sẽ được xung vào công quỹ Nhà nước.
Nguồn: thuvienphapluat.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn