Hợp đồng vay có kỳ hạn?

Thứ hai - 03/06/2019 17:02
Anh D và chị T lập một hợp đồng cho vay, theo đó, anh D cho chị T vay 50.000.000 đồng với thời hạn vay là 3 năm. Tuy nhiên, trong hợp đồng có điều khoản cho phép anh D được quyền đòi lại tài sản bất kỳ lúc nào trong thời hạn vay. Vậy theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, điều khoản trên có phù hợp hay không?
Trả lời:
 Do hợp đồng vay giữa anh D và chị T có xác định thời hạn vay nên hợp đồng này được xác định là hợp đồng vay có kỳ hạn. Theo đó, Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Có thể thấy, đối với trường hợp hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi, chỉ cho phép bên cho vay (anh D) được đòi lại tài sản trước kỳ hạn nếu được bên vay (chị T) đồng ý; còn đối với trường hợp hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì chỉ cho phép bên vay có quyền trả tiền trước kỳ hạn mà không quy định cho phép bên cho vay có quyền này. Theo đó, điều khoản quy định cho phép anh H (bên cho vay) được quyền đòi lại tài sản bất kỳ lúc nào trong thời hạn vay là không phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây