Điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực?

Thứ bảy - 22/06/2019 10:52
Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự?
Trả lời:
Giao dịch dân sự được hình thành dựa theo sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên chủ thể. Tuy nhiên, không phải giao dịch nào có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của chủ thể cũng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch. Vì vậy, giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó, một giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Theo Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 thì giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây