Đặt cọc tiền để nhận xe lái taxi có đúng luật ?

Thứ ba - 30/05/2017 13:08
xin hỏi luật sư việc đặt cọc giữa lái xe với công ty taxi khi ký HĐLĐ có đúng pháp luật lao động không? Nếu không đúng pháp luật lao động thì do văn bản pháp luật nào điều tiết?
Khoản 1 Điều 23 Bộ luật lao động 2012 quy định hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

“a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.”

Trong HĐLĐ không có nội dung đặt cọc. Tuy nhiên, khi ký kết HĐLĐ, Công ty Tắc xi ABC giao xe cho anh trai bạn sử dụng và bảo quản. Ở đây, Công ty Tắc xi và anh trai bạn (là lái xe) có thể thỏa thuận và ký với nhau một hợp đồng dân sự về giao, nhận, sử dụng và bảo quản tài sản (xe tắc xi). Khi đó việc đặt cọc một khoản tiền là nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự.

Như vậy, trong trường hợp hai bên cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng dân sự về giao, nhận, sử dụng và bảo quản xe tắc xi thì việc người lao động là lái xe đặt cọc một khoản tiền vẫn đúng với quy định của BLDS 2015, cụ thể Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015:

“Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Tuy nhiên, nếu khoản đặt cọc 8 triệu đồng này không phải là thỏa thuận giữa Công ty Tắc xi ABC và anh trai bạn mà là do công ty yêu cầu người lao động bắt buộc phải đặt cọc 8 triệu đồng thì như đã phân tích ở trên, khoản đặt cọc này lại trái với quy định của BLLĐ, khoản đặt cọc này phải được Công ty Tắc xi ABC hủy bỏ. Nếu thanh tra lao động phát hiện khoản đặt cọc này được ghi trong hợp đồng lao động giữa Công ty Tắc xi ABC và anh trai bạn thì có quyền buộc hủy bỏ nội dung đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây