Quyền nhân thân trong dân sự?

Thứ tư - 31/07/2019 16:21
Hỏi: N là một nhà văn. Sau một lần ốm nặng không phát hiện và chữa trị kịp thời, N đã không còn nhận thức được bình thường. Vợ của N đã yêu cầu Tòa án tuyên N là mất năng lực hành vi dân sự và đã được Tòa án ra quyết định tuyên N mất năng lực hành vi dân sự. Một thời gian sau, do biết N đã không còn trí tuệ bình thường, bạn trong hội sáng tác của N là M đã sao chép gần như nguyên vẹn một tác phẩm của N và xuất bản, bán ra ngoài thị trường. Vợ của N đã yêu cầu M phải chấm dứt ngay hành vi này và có sự xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng M phản đối và nói rằng đây chỉ là quyền của N.
Trả lời:
Theo Điều 25 BLDS năm 2015 quy định về quyền nhân thân. Theo đó, căn cứ trên tình huống nêu trên, N là tác giả của các tác phẩm do N sáng tác do đó, N có quyền nhân thân là quyền tác giả đối với tác phẩm. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền công bố tác phẩm thuộc quyền tác giả là quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Những quyền khác thuộc quyền tác giả là quyền gắn liền với tác giả, không thể chuyển giao.
Khi N bị mất năng lực hành vi dân sự, quyền tác giả của N không chấm dứt. Căn cứ theo Điều 25, trường hợp này, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của N sẽ do người đại diện theo pháp luật của N đồng ý. Do đó, M không được phép xâm phạm quyền tác giả của N. Nếu M muốn sử dụng các tác phẩm của N phải xác lập các quan hệ dân sự và được sự đồng ý của vợ N, trường hợp N là đại diện theo pháp luật.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây