Giao dịch của người dưới 15 tuổi?
- Thứ tư - 11/03/2020 09:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trả lời
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015, “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Như vậy, chiếu theo quy định nêu trên, A đã đủ 15 tuổi nên A có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nằm trong phạm vi tài sản riêng của mình. Chiếc điện thoại mà A đem bán được coi đây là tài sản riêng của A, nên A có thể được bán nó mà không cần phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (bố mẹ A).
Còn B mới 14 tuổi, việc thiết lập thực hiện giao dịch dân sự của B phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (bố mẹ B), trừ những giao dịch có giá trị nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi như mua đồ ăn, đồ dùng học tập bút, vở… Trường hợp này B thực hiện giao dịch mua bán điện thoại thì không phải là phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và không phù hợp với lứa tuổi nên không được pháp luật công nhận. Khi bị phát hiện sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, có nghĩa là hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy trong trường hợp này B sẽ phải trả lại A chiếc điện thoại và A phải trả lại B 02 triệu đồng.