Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha mẹ và con ?

Thứ sáu - 15/02/2019 11:52
Gia đình em đang tranh chấp căn nhà của ba mẹ còn sống. Mà có 1 bà chị giữ giấy tờ nhà đòi sang tên cho bà chị đó. Vậy em hỏi nếu mình ra UBND quận để làm giấy báo tranh chấp nhà đất thì có làm cái nhà đó không sang tên được không anh chị?
Về nguyên tắc, khi có tranh chấp xảy ra thì các bên phải thực hiện thủ tục hòa giải, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải trong thời hạn không quá 45 ngày. Nếu hòa giải không thành thì mới gửi đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. (Điều 202 Luật Đất Đai 2013)
"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác."
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu hòa giải không thành công thì bạn có thể gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết theo các quy định của pháp luật dân sự.
Lúc đó, bạn sẽ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp” để ngăn việc sang tên giấy tờ với lý do để bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản đang tranh chấp. 
Căn cứ theo Điều 111, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Theo Khoản 7 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
Do đó khi bạn thông báo căn nhà đó đang có tranh chấp giữa bạn và bố mẹ thì căn nhà sẽ không được sang tên được cho đến khi nào tranh chấp được giải quyết. 
nguồn: luatvietphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây