Lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho vợ bé có hợp pháp ?
- Thứ ba - 25/04/2017 23:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bố em và mẹ em là vợ chồng hợp pháp và có hai người con đều trưởng thành. Năm 1980, do có mâu thuẫn với mẹ nên bố em chưa ly hôn với mẹ em nhưng đã đến sống chung với người phụ nữ khác như vợ chồng và cũng có hai người con (một người sinh năm 1990, một người sinh năm 1995). Năm 2006 bố em mất và để lại di chúc cho người vợ thứ hai toàn bộ tài sản của ông. Cho em hỏi như vậy thì di chúc có hợp pháp không ạ và trong trường hợp này những ai được nhận tài sản thừa kế của bố em ạ, và người vợ thứ hai có được coi là vợ hợp pháp của bố không ạ. Em cảm ơn!
Như thông tin bạn trình bày bố và mẹ bạn là vợ chồng hợp pháp tức là việc kết hôn này đã thực hiện theo đúng thủ tục, nghi thức kết hôn theo quy định của pháp luật tại thời điểm đó. Năm 1980 bố bạn chưa ly hôn nhưng lại chung sống như vợ chồng với người khác, bố bạn không thuộc trường hợp là cán bộ, bộ đội có vợ trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ (theo hướng dẫn tại thông tư số 60/TATC ngày 22 tháng 2 năm 1978) do vậy quan hệ vợ chồng giữa bố bạn và người phụ nữ này thuộc trường hợp được hướng dẫn tại khoản 3 nghị quyết 35/2000/NQ-QH10. Theo đó, quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 mà không có đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là hợp pháp. Tuy nhiên, do quan hệ vợ chồng giữa bố và mẹ bạn đã được công nhận là hợp pháp nên quan hệ vợ chồng giữa bố bạn và người phụ nữ kia không thể được công nhận vì luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam qua các thời kỳ (1959, 1986, 2000, 2014) đều công nhận và bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Do vậy, mẹ của bạn vẫn là vợ hợp pháp của bố bạn.
Năm 2006 bố bạn mất, giả sử tài sản mà bố bạn viết di chúc để lại cho người phụ nữ này là tài sản riêng của bố bạn (không phải là tài sản chung của bố mẹ bạn) thì theo bộ luật dân sự năm 2005, bố bạn hoàn toàn có quyền để lại di chúc định đoạt tài sản của mình – ông có quyền chỉ định bất cứ ai thừa kế di sản của ông dù người đó không phải là người thân thích của mình. Tuy nhiên như phân tích ở trên, mẹ bạn là vợ hợp pháp của bố bạn. Do đó theo khoản 1 điều 669 bộ luật dân sự 2005, dù không được chỉ định trong di chúc nhưng mẹ bạn vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản dược chi theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật của bố bạn là mẹ bạn, hai người con chung với mẹ bạn và hai người con chung với người vợ sau (và bố mẹ của bố bạn nếu tại thời điểm bố bạn qua đời ông bà vẫn còn sống). Giả sử những người thừa kế theo pháp luật của bố bạn là 5 người, thì một suất thừa kế theo pháp luật bằng tổng giá trị di sản mà bố bạn để lại chia đều cho 5. Trường hợp trong 4 người con của bố bạn có người nào không có khả năng lao động thì cũng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tương tự như trường hợp của mẹ bạn (khoản 2 điều 669 bộ luật dân sự 2005).
Vì vậy, Phần di sản còn lại sau khi chia cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nêu trên vẫn được chia theo di chúc.
Năm 2006 bố bạn mất, giả sử tài sản mà bố bạn viết di chúc để lại cho người phụ nữ này là tài sản riêng của bố bạn (không phải là tài sản chung của bố mẹ bạn) thì theo bộ luật dân sự năm 2005, bố bạn hoàn toàn có quyền để lại di chúc định đoạt tài sản của mình – ông có quyền chỉ định bất cứ ai thừa kế di sản của ông dù người đó không phải là người thân thích của mình. Tuy nhiên như phân tích ở trên, mẹ bạn là vợ hợp pháp của bố bạn. Do đó theo khoản 1 điều 669 bộ luật dân sự 2005, dù không được chỉ định trong di chúc nhưng mẹ bạn vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản dược chi theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật của bố bạn là mẹ bạn, hai người con chung với mẹ bạn và hai người con chung với người vợ sau (và bố mẹ của bố bạn nếu tại thời điểm bố bạn qua đời ông bà vẫn còn sống). Giả sử những người thừa kế theo pháp luật của bố bạn là 5 người, thì một suất thừa kế theo pháp luật bằng tổng giá trị di sản mà bố bạn để lại chia đều cho 5. Trường hợp trong 4 người con của bố bạn có người nào không có khả năng lao động thì cũng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tương tự như trường hợp của mẹ bạn (khoản 2 điều 669 bộ luật dân sự 2005).
Vì vậy, Phần di sản còn lại sau khi chia cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nêu trên vẫn được chia theo di chúc.