Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình?
- Thứ ba - 10/12/2019 14:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Câu hỏi: Tôi được biết để phòng, chống, giảm thiểu hành vi bạo lực gia đình, vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng và cơ quan, tổ chức có liên quan đã tăng cường thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình. Vậy hoạt động này hướng tới mục đích nào và cần bảo đảm yêu cầu gì? Nội dung và hình thức tuyên truyền là gì?
Trả lời:
Theo Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình có mục đích rất quan trọng nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
+ Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
+ Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Về nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
- Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
- Tác hại của bạo lực gia đình.
- Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
- Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Về hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Thực hiện trực tiếp.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.
Theo Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình có mục đích rất quan trọng nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
+ Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
+ Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Về nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
- Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
- Tác hại của bạo lực gia đình.
- Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
- Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Về hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Thực hiện trực tiếp.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.