Có thể yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú ?
- Thứ ba - 27/02/2018 09:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Em tôi có vi phạm pháp luật không?
2. Em tôi đang là đảng viên dự bị. Việc này có ảnh hưởng tới việc vào đảng của nó không?
3. Mức trợ cấp nuôi con hàng tháng là bao nhiêu?
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Luật sư tư vấn
- Có vi phạm pháp luật không
Pháp luật không điều chỉnh quan hệ tình yêu giữa các công dân, điều đó đồng nghĩa với việc em bạn yêu ai, yêu như thế nào thì pháp luật không can thiệp. Ở đây có tồn tại vấn đề xảy ra quan hệ nam nữ, nhưng bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi không thể xác định rằng có vi phạm pháp luật hình sự liên quan đến vấn đề các tội phạm xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác hay không.
- Vấn đề cấp dưỡng nuôi con
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề cấp dưỡng như sau: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”. Do đó, khi người mẹ của bé có đơn yêu cầu giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con thì người mẹ của bé phải chứng minh được mối quan hệ huyết thống giữa bé và người bị yêu cầu. Hay nói cách khác, pháp luật phải thừa nhận mối quan hệ cha con của em bạn với bé kia thì mới làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Về mức cấp dưỡng: pháp luật không đưa ra mức cấp dưỡng cụ thể, bởi việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của các quan hệ khác nhau. Việc xác định mức cấp dưỡng được dựa trên 2 yếu tố:
+ Một là, khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Hai là, nhu cầu của người được cấp dưỡng.
Và mức cấp dưỡng không thể vượt quá 50% thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Vấn đề chuyển sang đảng viên chính thức
Điểm 2 và 3, Điều 5, Điều lệ Đảng quy định:
“Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp ủy có thẩm quyền quyết định”.
Do đó, việc em bạn có được xét công nhận là đảng viên chính thức hay không còn phụ thuộc vào cấp ủy đảng xem xét và quyết định.