Có được kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời
- Thứ tư - 19/08/2020 14:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trả lời:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (Điểm d Khoản 2 Điều 5 của Luật này).
Căn cứ Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Đối chiếu với quy định trên thì anh D và chị M là người có họ trong phạm vi 03 đời, là anh em con bác và con cô. Vì thế nếu nảy sinh tình cảm thì D và chị M không thể đi đến hôn nhân vì thuộc trường hợp cấm kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng.
Việc anh D và chị M đi đăng ký kết hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bố mẹ anh D và bố mẹ chị M còn có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa D và M theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, do việc kết hôn vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình. Khi việc kết hôn trái pháp luật giữa D và M bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng