Ai đóng án phí chia tài sản khi ly hôn
- Thứ tư - 29/03/2017 11:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
- Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình…”
Với trường hợp của bạn, bạn và chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản chung thì việc chia tài sản chung sẽ được giải quyết trong vụ án ly hôn. Về nguyên tắc tài sản riêng của người nào thì thuộc về người đó, tài sản chung được chia đôi… theo quy định được trích dẫn ở trên.
Về án phí, theo quy định tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 thì Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. Theo đó, nếu bạn khởi kiện ly hôn chồng, bạn sẽ nộp án phí sơ thẩm. Mức án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng. Ngoài ra, khi bạn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng bạn còn phải chịu án dân sự có giá ngạch tương ứng với phần giá trị tài sản được chia. Cụ thể theo danh mục mức án phí, lệ phí tòa án Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch thì án phí dân sự có giá ngạch đối với tranh chấp của vợ chồng bạn phải chịu là: 36.000.000 + 3% x 200.000.000 = 42.000.000 đồng.
Trong trường hợp bạn nộp đơn ly hôn và trong đơn có yêu cầu chia tài sản thì bạn phải đóng tạm ứng án phí dân sự 200.000 và phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng(tạm ứng án phí là 24 triệu đồng) (quy định tại điểm a khoản 2; khoản 3 điều 11 Nghị quyết số 01/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn một số quy định của pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án.
(20.000.000+ 4%*(500.000.000-400.000.000)=24.000.000 đồng
Sau khi tòa án cho ly hôn đồng thời giải quyết phân chia tài sản xong, án phí dân sự sơ thẩm thì bạn (nguyên đơn) phải chịu, còn đối với án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch bạn chỉ chịu theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà bạn nhận được trong khối tài sản chung mà bạn đã yêu cầu tòa án chia. Nếu số tiền án phí mà bạn phải chịu ít hơn số tiền tạm ứng án phía ban đầu bạn đã nộp thì bạn sẽ được hoàn trả lại phần dư. Vấn đề này được quy định tại khoản 8, 9 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009 và Khoản 3 Điều 144 BLTTDS 2015)
“Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
…
- Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
- Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.”
“Điều 144. Xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được
…
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.”
Nếu sau khi có bản án của Tòa án mà chồng bạn không thi hành thì bạn có thể yêu cầu Cơ quan thì hành án dân sự hoặc văn phòng Thừa phát lại ở địa phương để cưỡng chế thi hành.