Xử lý tài sản của người bảo lãnh để trả nợ
- Thứ tư - 06/09/2017 15:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tôi có đồng ý để Công ty TNHH A dùng tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại phường 12 quận C để thế chấp tại ngân hàng và bảo lãnh khoản vay 5 tỷ đồng của Công ty. Do Công ty TNHH A không trả được nợ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản nên ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án. Ngày 10/01/2017, Tòa án nhân dân quận C đã xét xử và tuyên Công ty TNHH A phải trả ngân hàng số tiền nợ gốc 5 tỷ đồng và 625 triệu đồng tiền lãi, nếu Công ty TNHH A không trả tiền thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền kê biên, phát mại tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của tôi tại phường 12 quận C theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 18/2015. Sau khi án có hiệu lực, ngân hàng làm đơn yêu cầu thi hành án.Ngày 14/02/2017, cơ quan thi hành án dân sự quận C đã ra quyết định thi hành án . Đến ngày 4/4/2017, tôi nhận được thông báo của cơ quan thi hành án dân sự về việc sẽ kê biên, xử lý tài sản của tôi để đảm bảo thi hành án cho ngân hàng. Tôi có làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án xử lý tài sản của Công ty TNHH A (vì Công ty TNHH A vẫn có tài sản) nếu không đủ thì mới được xử lý tài sản của tôi, tuy nhiên cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo không chấp nhận đề nghị của tôi.
Vậy, việc cơ quan thi hành án dân sự không xử lý tài sản của Công ty TNHH A mà xử lý tài sản của tôi để thi hành án cho ngân hàng là đúng hay sai ?
Vậy, việc cơ quan thi hành án dân sự không xử lý tài sản của Công ty TNHH A mà xử lý tài sản của tôi để thi hành án cho ngân hàng là đúng hay sai ?
Chào bạn
Theoquy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đồng thời, Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định: Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây là bên được bảo lãnh), nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Theo phản ánh của bạn thì bạn đã dùng tài sản của mình thế chấp cho ngân hàng bảo đảm khoản vay 5 tỷ đồng của Công ty TNHH A. Vì Công ty TNHH A không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng vay tài sản nên ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu trả nợ. Tòa án nhân dân quận C đã tuyên nếu Công ty TNHH A không trả tiềnthì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền kê biên, phát mại tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của bạn tại phường 12 quận C theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 18/2015 để thu hồi nợ cho ngân hàng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành đúng nội dung bản án đã tuyên.
Do đó, theo các quy định nêu trên, nếu hết thời gian tự nguyện thi hành án mà Công ty TNHH A không thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự quận C có quyền kê biên, xử lý tài sản của bạn để thu hồi nợ cho ngân hàng mà không phụ thuộc vào việc Công ty TNHH A có điều kiện thi hành án hay không.
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh bạn có quyền yêu cầu Công ty TNHH A thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh mà bạn đã thực hiện theo quy định tại Điều 340 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theoquy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đồng thời, Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định: Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây là bên được bảo lãnh), nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Theo phản ánh của bạn thì bạn đã dùng tài sản của mình thế chấp cho ngân hàng bảo đảm khoản vay 5 tỷ đồng của Công ty TNHH A. Vì Công ty TNHH A không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng vay tài sản nên ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu trả nợ. Tòa án nhân dân quận C đã tuyên nếu Công ty TNHH A không trả tiềnthì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền kê biên, phát mại tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của bạn tại phường 12 quận C theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 18/2015 để thu hồi nợ cho ngân hàng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành đúng nội dung bản án đã tuyên.
Do đó, theo các quy định nêu trên, nếu hết thời gian tự nguyện thi hành án mà Công ty TNHH A không thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự quận C có quyền kê biên, xử lý tài sản của bạn để thu hồi nợ cho ngân hàng mà không phụ thuộc vào việc Công ty TNHH A có điều kiện thi hành án hay không.
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh bạn có quyền yêu cầu Công ty TNHH A thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh mà bạn đã thực hiện theo quy định tại Điều 340 Bộ luật dân sự năm 2015.
Trả lời bởi: Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự