Xác định loại thiệt hại và chủ thể chịu trách nhiệm?
- Thứ sáu - 09/08/2019 16:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỏi: Trong lúc A đang bơm xăng từ xe bồn vào cây xăng của ông B tại xã X, C là khách đợi mua xăng đã đứng hút thuốc cạnh đó. A đã cảnh báo nguy hiểm và yêu cầu C dập tắt thuốc lá ngay lập tức. Tuy nhiên, thay vì dùng chân dập tắt điếu thuốc lá đang hút, C lại dùng tay búng điếu thuốc ra đường. Do gió to làm cho điếu thuốc đang cháy dỡ bay lệch hướng và rơi trúng vòi đang bơm xăng vào cây xăng. Ngay lập tức, xe bồn bốc cháy ngùn ngụt. Nhận thấy nguy cơ phát nổ cao, khả năng gây thiệt hại lớn vì lúc đó rất đông người và xe chờ bơm xăng, do đó A đã nhanh chóng điều khiển xe bồn lao qua đường và phi thẳng xuống ruộng lúc nhà ông D chuẩn bị thu hoạch. Sau đó xe bồn phát nổ gây thiệt hại lớn cho ruộng lúa nhà ông D, A may mắn đã nhảy xuống xe kịp thời nên không bị thương. Hãy xác định các loại thiệt hại và chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống trên?
Trả lời:
Trong tình huống này, C là người đã gây ra đám cháy xe bồn (nguy cơ gây ra thiệt hại lớn cho người và tài sản đang đợi mua xăng). Để tránh nguy cơ xảy ra thiệt hại lớn, nên A đã điều khiển xe nhanh chóng lao xuống ruộng lúa nhà ông D, khiến cho ruộng lúa bị thiệt hại nặng. Nên có thể thấy, đây là trường hợp thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết.
Đối với thiệt hại về xe bồn và số xăng xe bị cháy, C phải bồi thường vì có lỗi gây ra vụ cháy, nổ xe bồn. Đối với thiệt hại với ruộng lúa của nhà ông D là do C gây ra nhưng lại thuộc phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết. Do đó, C không phải bồi thường. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với số lúa nhà ông D. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 595, người gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường cho người bị thiệt hại là Công ty xăng dầu và ông D.
Trong tình huống này, C là người đã gây ra đám cháy xe bồn (nguy cơ gây ra thiệt hại lớn cho người và tài sản đang đợi mua xăng). Để tránh nguy cơ xảy ra thiệt hại lớn, nên A đã điều khiển xe nhanh chóng lao xuống ruộng lúa nhà ông D, khiến cho ruộng lúa bị thiệt hại nặng. Nên có thể thấy, đây là trường hợp thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết.
Đối với thiệt hại về xe bồn và số xăng xe bị cháy, C phải bồi thường vì có lỗi gây ra vụ cháy, nổ xe bồn. Đối với thiệt hại với ruộng lúa của nhà ông D là do C gây ra nhưng lại thuộc phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết. Do đó, C không phải bồi thường. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với số lúa nhà ông D. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 595, người gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường cho người bị thiệt hại là Công ty xăng dầu và ông D.