Trường hợp chấm dứt việc giám hộ?
- Thứ hai - 19/08/2019 14:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cháu Nguyễn Thị A (sinh năm 2006) mồ côi mẹ từ khi 2 tuổi, sống với bố là anh Nguyễn Văn B (sinh năm 1975). Năm 2010, sau một trận ốm, anh B đột nhiên không nhận thức và làm chủ hành vi của mình và theo yêu cầu của gia đình, tòa án tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì A còn nhỏ và bệnh tình của B cần có người chăm sóc nên hai bố con A về ở với ông bà nội của A. Đến năm 2015, sau một thời gian dài điều trị tích cực, B dần khôi phục lại tình trạng sức khỏe của mình và có kết quả của bệnh viện xác nhận B đã hoàn toàn nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như trước đây.
Hỏi trong tình huống này, ông bà nội của A có tiếp tục là người giám hộ cho A và anh B không?
Hỏi trong tình huống này, ông bà nội của A có tiếp tục là người giám hộ cho A và anh B không?
Trả lời:
Năm 2010, B mất năng lực hành vi dân sự và A vẫn là người chưa thành niên nên đòi hỏi phải có người giám hộ. Trong tình huống này thì ông bà nội của A là người giám hộ cho A và anh B. Năm 2015, sau thời gian điều trị, B đã hoàn toàn khôi phục lại tình trạng ban đầu: nhận thức và làm chủ được hành vi. Vì vậy theo yêu cầu của B hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 62 BLDS năm 2015 thì việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp: “Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”; “Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình” nên ông bà nội của A không còn là người giám hộ cho con mình là anh B, đồng thời khi anh B có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình thì ông bà nội của A không là người giám hộ cho A.
Năm 2010, B mất năng lực hành vi dân sự và A vẫn là người chưa thành niên nên đòi hỏi phải có người giám hộ. Trong tình huống này thì ông bà nội của A là người giám hộ cho A và anh B. Năm 2015, sau thời gian điều trị, B đã hoàn toàn khôi phục lại tình trạng ban đầu: nhận thức và làm chủ được hành vi. Vì vậy theo yêu cầu của B hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 62 BLDS năm 2015 thì việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp: “Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”; “Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình” nên ông bà nội của A không còn là người giám hộ cho con mình là anh B, đồng thời khi anh B có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình thì ông bà nội của A không là người giám hộ cho A.