Trung Tâm Pháp Luật Nhà Đất - Trung Tâm Nhà Đất Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

https://phapluatnhadat.com


Tranh chấp hợp đồng thuê nhà khi dịch COVID 19 là sự kiện bất khả kháng?

Do dịch COVID-19, nhiều tỉnh thành áp dụng chỉ thị 16 khiến nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ phải tạm ngừng hoạt động. Lúc này, chi phí thuê mặt bằng, nhân công… trở thành gánh nặng của doanh nghiệp, dẫn tới nhiều tranh chấp phát sinh.
Vậy dịch COVID-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng để miễn trừ nghĩa vụ hay không?

Trả lời:
Để xem xét dịch bệnh COVID-19 có phải là là sự kiện bất khả kháng hay không còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận trong hợp đồng, hợp đồng đó có thỏa thuận dịch bệnh là một trong những sự kiện bất khả kháng hay không?
Khi xảy ra sự kiện "dịch bệnh", các bên đã thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng như thông báo cho bên còn lại, tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục chưa..., từ đó mới có căn cứ xác định miễn trừ trách nhiệm do xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Trong tình hình hiện nay thì hầu như tất cả doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, khi nhiều tỉnh thành áp dụng chỉ thị 15, 16 khiến nhiều loại hình kinh doanh và dịch vụ phải ngưng hoạt động. Tuy nhiên, không thể tùy tiện viện cớ dịch COVID-19 để miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên và cần phải được tôn trọng.
Nếu dịch bệnh không được quy định là sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thì việc ảnh hưởng bởi dịch không được xem là sự kiện bất khả kháng mà chỉ có thể thuộc trường hợp "hoàn cảnh thay đổi cơ bản" theo căn cứ tại Khỏa 1 Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 khi thực hiện hợp đồng trong một số trường hợp. 
Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Nguyên tắc đàm phán luôn ưu tiên hàng đầu khi thực hiện hợp đồng giữa các bên. Nếu không thể thỏa thuận được, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. 
Thiết nghĩ, việc các bên đưa ra giải quyết ở một cơ quan tố tụng nào trong trường hợp này đều sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên tham gia về thời gian và tiền bạc. Do vậy, trong trường hợp này các bên nên ngồi lại để đàm phán, thương lượng nhằm tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây