Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình?
- Thứ sáu - 09/08/2019 14:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỏi: Trương Minh A là ca sĩ đang nổi tiếng hàng đầu trong làng giải trí Việt Nam. Ngày 01/02/2017, A đi dự hội thảo về chăm sóc sắc đẹp do hãng mỹ phẩm Z tổ chức. Việc sử dụng hình ảnh của A trong những trường hợp sau đây có vi phạm quy định của pháp luật không:
1. Phóng viên tại buổi hội thảo viết bài và đăng ảnh chụp buổi hội thảo với hình ảnh khách mời và hình ảnh A đang phát biểu với tư cách khách mời danh dự?
2. Nhân viên phòng marketing công ty Z đăng ảnh trên trang web của công ty với mục đích thu hút sự chú ý và sự tin tưởng của khách hàng, nhằm giúp công ty tăng thu nhập và lợi nhuận?
1. Phóng viên tại buổi hội thảo viết bài và đăng ảnh chụp buổi hội thảo với hình ảnh khách mời và hình ảnh A đang phát biểu với tư cách khách mời danh dự?
2. Nhân viên phòng marketing công ty Z đăng ảnh trên trang web của công ty với mục đích thu hút sự chú ý và sự tin tưởng của khách hàng, nhằm giúp công ty tăng thu nhập và lợi nhuận?
Trả lời:
Theo Điều 32 Bộ Luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Về nguyên tắc, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân luôn cần có sự đồng ý của cá nhân đó.
1. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh, một trong những trường hợp đó là trường hợp sử dụng những hình ảnh là tư liệu, tài liệu từ các buổi hội nghị, hội thảo, cuộc biểu diễn các hoạt động nghệ thuật, giải trí, hoặc một số hoạt động công cộng khác. Do đó, mặc dù phóng viên đăng ảnh có mặt ca sĩ A và không hỏi ý kiến của A nhưng hành vi này không được xem là vi phạm pháp luật.
2. Khi nhân viên marketing công ty Z đăng tải hình ảnh của A với mục đích sử dụng hình ảnh này để làm tăng sự chú ý của công chúng, giúp công chúng tin tưởng và từ đó gia tăng doanh thu cho công ty thì việc sử dụng hình ảnh này có thể coi là sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại. Trong trường hợp này, nhân viên công ty Z phải hỏi ý kiến của A và được sự đồng ý của A về việc có được sử dụng hình ảnh của mình hay không. Trường hợp được A đồng ý thì công ty Z phải trả thù lao cho A (trừ trường hợp hại bên có thỏa thuận khác). Trường hợp A không đồng ý thì việc sử dụng hình ảnh này là vi phạm quy định của pháp luật. A có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định để buộc công ty Z phải chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được có thiệt hại xảy ra từ việc đăng tải ảnh không xin phép của công ty Z.
Theo Điều 32 Bộ Luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Về nguyên tắc, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân luôn cần có sự đồng ý của cá nhân đó.
1. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh, một trong những trường hợp đó là trường hợp sử dụng những hình ảnh là tư liệu, tài liệu từ các buổi hội nghị, hội thảo, cuộc biểu diễn các hoạt động nghệ thuật, giải trí, hoặc một số hoạt động công cộng khác. Do đó, mặc dù phóng viên đăng ảnh có mặt ca sĩ A và không hỏi ý kiến của A nhưng hành vi này không được xem là vi phạm pháp luật.
2. Khi nhân viên marketing công ty Z đăng tải hình ảnh của A với mục đích sử dụng hình ảnh này để làm tăng sự chú ý của công chúng, giúp công chúng tin tưởng và từ đó gia tăng doanh thu cho công ty thì việc sử dụng hình ảnh này có thể coi là sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại. Trong trường hợp này, nhân viên công ty Z phải hỏi ý kiến của A và được sự đồng ý của A về việc có được sử dụng hình ảnh của mình hay không. Trường hợp được A đồng ý thì công ty Z phải trả thù lao cho A (trừ trường hợp hại bên có thỏa thuận khác). Trường hợp A không đồng ý thì việc sử dụng hình ảnh này là vi phạm quy định của pháp luật. A có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định để buộc công ty Z phải chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được có thiệt hại xảy ra từ việc đăng tải ảnh không xin phép của công ty Z.