Quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân?
- Thứ tư - 07/08/2019 16:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỏi: A và B là bạn học cùng lớp từ cấp 1 đến cấp 3. Hai người rủ nhau thi cùng một trường đại học và đã may mắn cùng đỗ vào Trường Đại học Luật Hà Nội. Gia đình và hàng xóm đều nhìn A và B với ánh mắt rất ngưỡng mộ tình bạn và tinh thần cùng học, cùng tiến của đôi bạn trẻ. Chỉ A và B là những người trong cuộc mới hiểu tình cảm giữa họ không phải là tình bạn của những người cùng giới thông thường, mà là tình yêu đôi lứa dành cho nhau. A và B đã phát hiện giữa họ có tình cảm đặc biệt này từ những năm cùng học cấp 2.Học xong đại học, A và B quyết định sẽ đi đến kết hôn với nhau để được cùng chung sống một nhà. Hãy tư vấn cho A và B để họ có thể thực hiện được mong muốn của mình?
Trả lời:
BLDS năm 2015 lần đầu tiên đã ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân. Theo đó cá nhân có quyền được chuyển đổi giới tính để sống đúng với con người mình. Trong trường hợp này A hoặc B (phải tùy vào quan hệ của họ để xác định) có thể thực hiện quyền chuyển đổi giới tính để chuyển đổi từ giới tính nữ sang giới tính nam. Sau khi thực hiện quyền chuyển đổi giới tính, pháp luật cho phép họ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi những thông tin về hộ tịch và hoàn toàn có những quyền nhân thân của cá nhân tương ứng với giới tính đã chuyển đổi của mình. Khi trên giấy tờ pháp lý hai bên kết hôn là nam và nữ thì chắc chắn A và B có quyền kết hôn theo quy định của pháp luật. Thậm chí, theo quy định của BLDS năm 2015, A và B có quyền nhận nuôi con nuôi, có quyền của vợ chồng đối với nhau, quyền của cha mẹ đối với con cái... và rất nhiều những quyền nhân thân khác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng như những luật khác có liên quan.
BLDS năm 2015 lần đầu tiên đã ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân. Theo đó cá nhân có quyền được chuyển đổi giới tính để sống đúng với con người mình. Trong trường hợp này A hoặc B (phải tùy vào quan hệ của họ để xác định) có thể thực hiện quyền chuyển đổi giới tính để chuyển đổi từ giới tính nữ sang giới tính nam. Sau khi thực hiện quyền chuyển đổi giới tính, pháp luật cho phép họ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi những thông tin về hộ tịch và hoàn toàn có những quyền nhân thân của cá nhân tương ứng với giới tính đã chuyển đổi của mình. Khi trên giấy tờ pháp lý hai bên kết hôn là nam và nữ thì chắc chắn A và B có quyền kết hôn theo quy định của pháp luật. Thậm chí, theo quy định của BLDS năm 2015, A và B có quyền nhận nuôi con nuôi, có quyền của vợ chồng đối với nhau, quyền của cha mẹ đối với con cái... và rất nhiều những quyền nhân thân khác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng như những luật khác có liên quan.