Quyền cho thuê khoán gia súc lại?
- Thứ tư - 28/08/2019 10:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gia đình anh Trung nuôi một đàn trâu 6 con chuyên dùng cho thuê để làm sức kéo. Vào vụ mùa đông xuân anh Trung cho anh Lai thuê khoán cả đàn trâu nhà mình trong cả vụ với mục đích anh Lai dùng trâu để cày ruộng thuê lấy tiền. Anh Lai giao 6 con trâu cho 6 người anh Lai thuê để đi cày bừa thuê cho các gia đình trong xóm, mỗi ngày công anh Lai trả cho họ là 200.000 đồng/người/ngày. Vào cuối mùa vụ khi các ruộng đã được cày gần xong hết thì công việc ít nên anh đã mang 2 con trâu mà anh thuê của anh Trung cho anh Lợi thuê trong thời gian còn lại của vụ mùa đông xuân mà không thông báo cho anh Trung biết.
Hỏi: Anh Lai có quyền cho anh Lợi thuê lại trâu của anh Trung không? Tại sao? Giả sử trong thời gian thuê khoán, có con trâu đẻ ra con nghé thì con nghé thuộc sở hữu của ai? Cở sở pháp lý áp dụng để giải quyết.
Hỏi: Anh Lai có quyền cho anh Lợi thuê lại trâu của anh Trung không? Tại sao? Giả sử trong thời gian thuê khoán, có con trâu đẻ ra con nghé thì con nghé thuộc sở hữu của ai? Cở sở pháp lý áp dụng để giải quyết.
Trả lời:
Anh Lai không có quyền cho anh Lợi thuê lại 2 con trâu của anh Trung. Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 508: “Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp bên được cho thuê khoán đồng ý”. Việc anh Lai cho anh Lợi thuê khoán lại là làm trái quy định của pháp luật, vi phạm nghĩa vụ của người thuê khoán.
Trong thời gian thuê khoán, con trâu đẻ ra con nghé thì cả bên cho thuê là anh Trung và bên thuê khoán là anh Lai đều được hưởng một nửa số gia súc con vì theo quy định tại Điều 491 BLDS năm 2015: “Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Anh Lai không có quyền cho anh Lợi thuê lại 2 con trâu của anh Trung. Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 508: “Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp bên được cho thuê khoán đồng ý”. Việc anh Lai cho anh Lợi thuê khoán lại là làm trái quy định của pháp luật, vi phạm nghĩa vụ của người thuê khoán.
Trong thời gian thuê khoán, con trâu đẻ ra con nghé thì cả bên cho thuê là anh Trung và bên thuê khoán là anh Lai đều được hưởng một nửa số gia súc con vì theo quy định tại Điều 491 BLDS năm 2015: “Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.