Quyền bình đẳng trong phân chia di sản thừa kế?
- Thứ sáu - 23/08/2019 09:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỏi: Năm 1970, Ông Nguyễn Văn L kết hôn với bà Phùng Hải N có 03 người con là Nguyễn Tố A, Nguyễn Hòa B và Nguyễn Hưng T. Năm 2012, ông L qua đời không để lại di chúc. Năm 2013, 03 người con cùng bà N có họp để thỏa thuận phân chia di sản. Thời điểm đó, di sản của ông xác định được là quyền sử dụng 02 căn nhà và 300 triệu đồng tiền mặt. Khi họp bàn những người thừa kế, bà N và anh B, T đều thống nhất quan điểm phân chia di sản theo hướng “02 căn nhà của hai người con trai là B và T, 300 triệu chia cho 04 người (N, B, T và A). A không chấp nhận phương án như vậy vì cho rằng, đã là con thì phải được hưởng như nhau và yêu cầu hai người anh của mình phải thanh toán cho mình phần giá trị tài sản quy đổi thành tiền mà mình được hưởng từ 02 căn nhà. Quan điểm của A là đúng hay sai?
Câu hỏi:
Quan điểm của A trong tình huống trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 610 Bộ luật dân sự 2015 quy định, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Yếu tố bình đẳng về quyền thừa kế được hiểu là “mọi cá nhân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, già trẻ,… đều có quyền để lại di sản và hưởng di sản như nhau”.
Như vậy, với nguyên tắc trên, A, B, T đều là con của L và N nên cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông L. Cho nên, nếu phân chia di sản thừa kế phải xác định theo từng phần bằng nhau. Ở tình huống này, yêu cầu của A xác định lại phần giá trị tài sản mà mình được hưởng từ 02 căn nhà là phù hợp. Cụ thể, di sản bao gồm 02 căn nhà chia cho 04 người (N, B, T, A).
Quan điểm của A trong tình huống trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 610 Bộ luật dân sự 2015 quy định, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Yếu tố bình đẳng về quyền thừa kế được hiểu là “mọi cá nhân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, già trẻ,… đều có quyền để lại di sản và hưởng di sản như nhau”.
Như vậy, với nguyên tắc trên, A, B, T đều là con của L và N nên cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông L. Cho nên, nếu phân chia di sản thừa kế phải xác định theo từng phần bằng nhau. Ở tình huống này, yêu cầu của A xác định lại phần giá trị tài sản mà mình được hưởng từ 02 căn nhà là phù hợp. Cụ thể, di sản bao gồm 02 căn nhà chia cho 04 người (N, B, T, A).