Phương thức bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân?
- Thứ sáu - 21/06/2019 15:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỏi: X cho Y thuê nhà với giá 05 triệu đồng/tháng với thời hạn 01 năm. Sau thời hạn này bên Y phải trả lại nhà thuê cho bên X. Sau 01 năm, X đòi lại nhà nhưng Y không chịu trả. Trong trường hợp này thì X có những phương thức gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Trả lời:
Để thống nhất trong điều chỉnh pháp luật về phương thức bảo vệ quyền và để tạo cơ chế pháp lý cho cá nhân, pháp nhân lựa chọn phương thức bảo vệ quyền dân sự, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể, khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền:
- Tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan. Việc lựa chọn phương thức tự bảo vệ quyền dân sự thì việc tự bảo vệ quyền phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
- Hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp sau:
+ Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ.
+ Buộc bồi thường thiệt hại.
+ Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
+ Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Đối chiếu với các quy định trên thì X có quyền buộc Y thực hiện nghĩa vụ trả lại nhà, nếu việc chậm trả nhà của Y gây thiệt hại cho X thì X còn có quyền yêu cầu Y bồi thường thiệt hại cho mình. X có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hiện nay như: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Để thống nhất trong điều chỉnh pháp luật về phương thức bảo vệ quyền và để tạo cơ chế pháp lý cho cá nhân, pháp nhân lựa chọn phương thức bảo vệ quyền dân sự, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể, khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền:
- Tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan. Việc lựa chọn phương thức tự bảo vệ quyền dân sự thì việc tự bảo vệ quyền phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
- Hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp sau:
+ Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ.
+ Buộc bồi thường thiệt hại.
+ Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
+ Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Đối chiếu với các quy định trên thì X có quyền buộc Y thực hiện nghĩa vụ trả lại nhà, nếu việc chậm trả nhà của Y gây thiệt hại cho X thì X còn có quyền yêu cầu Y bồi thường thiệt hại cho mình. X có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hiện nay như: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.