Người giám hộ được quyền bán tài sản của người được giám hộ?
- Thứ năm - 24/06/2021 10:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trả lời:
Theo điều 58 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ của người chưa thành niên có các quyền sau:
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Với tài sản của người được giám hộ, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (điều 59 Bộ luật dân sự 2015).
Trường hợp bạn muốn bán tài sản của cháu gái để chi trả cho việc chữa bệnh của cháu thì đây được coi là nhu cầu thiết yếu cho người được giám hộ theo như quy định nêu trên. Do đó bạn có quyền bán tài sản thừa kế của cháu bé để kịp thời chữa bệnh cho cháu. Nhưng trước tiên, để có thể bán tài sản của cháu để chi trả cho việc chữa bệnh của cháu thì bạn cần có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý giữ lại các biên lai, chứng từ về việc bán tài sản cũng như chi phí chữa bệnh để trong trường hợp có khiếu nại về việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ thì bạn có thể đưa ra để chứng minh hành vi hợp pháp của mình
Nguồn: Vnexpress.net