Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân?
- Thứ hai - 03/06/2019 14:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ông Tú mất để lại di chúc ủy quyền cho con trai cả- anh Phong chia tài sản gồm 01 căn nhà và 02 mảnh đất. Sau khi bố mất, anh Phong đề nghị họp gia đình và chia tài sản theo di chúc cha để lại. Do tài sản chia không đều nên bà Mai – em út bức xúc nói ông Phong đã nhiều tuổi nên không có năng lực pháp luật dân sự, không có quyền thay bố chia tài sản của gia đình. Hỏi trong tình huống trên, bà Mai nói về ông Phong có đúng không? Pháp luật dân sự quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 2, 3 Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Căn cứ theo quy định trên, ông Phong và các thành viên khác trong gia đình đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Việc bà Mai nói ông Phong đã nhiều tuổi nên không có năng lực pháp luật dân sự là không có căn cứ vì độ tuổi không ảnh hưởng đến năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Như vậy, trong tình huống trên, ông Phong có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự để thực hiện việc chia di sản theo di chúc của người cha quá cố để lại.
Theo Khoản 2, 3 Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Căn cứ theo quy định trên, ông Phong và các thành viên khác trong gia đình đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Việc bà Mai nói ông Phong đã nhiều tuổi nên không có năng lực pháp luật dân sự là không có căn cứ vì độ tuổi không ảnh hưởng đến năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Như vậy, trong tình huống trên, ông Phong có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự để thực hiện việc chia di sản theo di chúc của người cha quá cố để lại.