Lãi suất được coi là cho vay nặng lãi?
- Thứ ba - 29/12/2020 10:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trả lời:
Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.
Như vậy, trường hợp của bạn lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay.
Điều 201 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm''.
Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên (trên 100%/năm - PV) thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi. Hiện em bạn vay lãi suất 38%/năm thì không cấu thành tội cho vay nặng lãi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu bên vay không trả đúng hạn, thì bên cho vay phải kiện ra tòa để xử lý theo quy định của pháp luật, chứ không phải xử lý hình sự. Trường hợp có dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay lừa đảo thì bên cho vay sẽ tố cáo đến cơ quan công an điều tra để điều tra làm rõ.
Nguồn: m.vcci.com.vn