Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo?
- Thứ hai - 24/06/2019 09:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỏi: Ông Hải có 5 người con. Vì thương con gái út (chị Hồng) nhất nhà nên ông Hải đã tặng cho chị căn nhà đứng tên ông. Sợ các con trai trong nhà biết chuyện sẽ lời qua tiếng lại, ông Hải đã giả làm hợp đồng mua bán nhà với con gái út, có sự làm chứng của một người họ hàng. Một thời gian sau, anh Hanh – con trai cả của ông Hải biết chuyện đã tỏ ra không hài lòng về việc mình không có được căn nhà. Anh Hanh muốn hỏi, trong trường hợp này, hợp đồng mua bán giữa bố anh và chị Hồng có hiệu lực pháp luật không? Anh Hanh có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự này là vô hiệu không?
Trả lời :
Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Ở đây, ông Hải và chị Hồng đã giao kết với nhau một hợp đồng thực tế đáp ứng nguyện vọng cũng như mục đích của các bên khi thiết lập giao dịch hợp đồng tặng cho căn nhà. Tuy nhiên do lo sợ đến mối quan hệ của các con sẽ bất hòa nên ông Hải lại cùng con mình thiết lập một hợp đồng là mua bán căn nhà với giá thấp để người khác hiểu sai về bản chất sự việc. Do vậy hợp đồng tặng cho nhà của ông Hải và chị Hồng đã bị che giấu, nằm sau một giao dịch không có thật là mua bán nhà. Pháp luật quy định, ý chí đích thực bên trong phải thống nhất với ý chí bên ngoài thì mới đảm bảo yếu tố tự nguyện của các chủ thể trong giao dịch. Vậy tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà các bên đã có ý định che giấu giao dịch đích thực là tặng cho căn nhà, trường hợp này được xem là giao dịch giả tạo liên quan đến hợp đồng.
Do đó, anh Hanh có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu bất kỳ lúc nào sau thời gian hai bên thiết lập giao dịch.
Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Ở đây, ông Hải và chị Hồng đã giao kết với nhau một hợp đồng thực tế đáp ứng nguyện vọng cũng như mục đích của các bên khi thiết lập giao dịch hợp đồng tặng cho căn nhà. Tuy nhiên do lo sợ đến mối quan hệ của các con sẽ bất hòa nên ông Hải lại cùng con mình thiết lập một hợp đồng là mua bán căn nhà với giá thấp để người khác hiểu sai về bản chất sự việc. Do vậy hợp đồng tặng cho nhà của ông Hải và chị Hồng đã bị che giấu, nằm sau một giao dịch không có thật là mua bán nhà. Pháp luật quy định, ý chí đích thực bên trong phải thống nhất với ý chí bên ngoài thì mới đảm bảo yếu tố tự nguyện của các chủ thể trong giao dịch. Vậy tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà các bên đã có ý định che giấu giao dịch đích thực là tặng cho căn nhà, trường hợp này được xem là giao dịch giả tạo liên quan đến hợp đồng.
Do đó, anh Hanh có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu bất kỳ lúc nào sau thời gian hai bên thiết lập giao dịch.