Đối tượng trong hợp đồng gia công?
- Thứ tư - 13/11/2019 10:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Câu hỏi: Công ty TNHH hai thành viên trở lên Hoàng Thanh (gọi tắt là công ty Hoàng Thanh) đặt hàng với Công ty may Chiến Thắng may cho mình 500 bộ đồng phục cho nam và nữ nhân viên. Hai công ty thỏa thuận, vải sẽ do công ty may Chiến Thắng cung cấp trên cơ sở công ty Hoàng Thanh duyệt. Thời gian thực hiện hợp đồng là 2 tháng kể từ ngày hợp đồng ký kết. Công ty Hoàng Thanh có quyền kiểm tra hàng trước khi bàn giao vào ngày thứ 50 của thời hạn thực hiện hợp đồng. Đến ngày kiểm tra hàng, công ty Hoàng Thanh sang công ty may Chiến Thắng kiểm tra hàng thấy số lượng mới hoàn thành được một nửa. Công ty may Chiến Thắng giải thích rằng họ vừa bán 150 bộ trang phục cho công ty khác do công ty này cũng rất thích các sản phẩm này. Công ty Hoàng Thanh yêu cầu công ty may Chiến Thắng phải bồi thường thiệt hại vì bản thân công ty may này không phải là chủ sở hữu tài sản nên không có quyền định đoạt. Bản thân công ty may Chiến Thắng cho rằng mình là chủ sở hữu nên đương nhiên có quyền bán các sản phẩm này cho công ty khác. Sau khi phát sinh tranh chấp, hai công ty đến yêu cầu tư vấn từ các chuyên gia pháp lý để có cách giải quyết thích đáng.
Trả lời:
Theo thỏa thuận của các bên là công ty Hoàng Thanh đặt công ty may Chiến Thắng may 500 bộ đồng phục theo mẫu đã được chọn lựa. Mặc dù công ty may Chiến Thắng cung cấp nguyên vật liệu nên được hiểu chính công ty này đã thực hiện hợp đồng mua bán nguyên vật liệu (vải may quần áo) cho công ty Hoàng Thanh nhưng đối tượng chính trong thỏa thuận giữa hai công ty là công việc gia công tạo nên 500 bộ đồng phục. Do vậy, đối tượng hợp đồng mà đem lại kết quả 500 bộ đồng phục theo mẫu do bên công ty Hoàng Thanh chọn lựa là một công việc. Chính vì thế, đây là hợp đồng gia công theo quy định Điều 543 BLDS năm 2015. 500 bộ đồng phục là vật được tạo nên trên cơ sở mẫu có sẵn do các bên thỏa thuận. Chính vì vậy, chủ sở hữu của 500 bộ đồng phục phải là công ty may Hoàng Thanh. Công ty may Chiến Thắng chỉ là chủ thể có nghĩa vụ chiếm hữu, quản lý và giao các vật này sau khi hoàn thành công việc cho bên thuê gia công (công ty Hoàng Thanh).
Theo thỏa thuận của các bên là công ty Hoàng Thanh đặt công ty may Chiến Thắng may 500 bộ đồng phục theo mẫu đã được chọn lựa. Mặc dù công ty may Chiến Thắng cung cấp nguyên vật liệu nên được hiểu chính công ty này đã thực hiện hợp đồng mua bán nguyên vật liệu (vải may quần áo) cho công ty Hoàng Thanh nhưng đối tượng chính trong thỏa thuận giữa hai công ty là công việc gia công tạo nên 500 bộ đồng phục. Do vậy, đối tượng hợp đồng mà đem lại kết quả 500 bộ đồng phục theo mẫu do bên công ty Hoàng Thanh chọn lựa là một công việc. Chính vì thế, đây là hợp đồng gia công theo quy định Điều 543 BLDS năm 2015. 500 bộ đồng phục là vật được tạo nên trên cơ sở mẫu có sẵn do các bên thỏa thuận. Chính vì vậy, chủ sở hữu của 500 bộ đồng phục phải là công ty may Hoàng Thanh. Công ty may Chiến Thắng chỉ là chủ thể có nghĩa vụ chiếm hữu, quản lý và giao các vật này sau khi hoàn thành công việc cho bên thuê gia công (công ty Hoàng Thanh).