Trung Tâm Pháp Luật Nhà Đất - Trung Tâm Nhà Đất Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

https://phapluatnhadat.com


Định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình?

Hỏi: Gia đình ông A có 5 người: ông A và vợ (bà B), bố đẻ của ông A (73 tuổi), 2 con: anh C (20 tuổi) và chị D (16 tuổi). Gia đình ông họp bàn quyết định mở rộng diện tích nuôi thả ba ba để tăng kinh tế gia đình. Gia đình muốn mua thêm 200 m2 diện tích ao của nhà liền kề để nuôi ba ba. Ông bà A, B có số tiền là 500 triệu đồng, bố đẻ của ông A góp 100 triệu đồng và anh C góp 50 triệu là vừa đủ số tiền mua thêm diện tích ao liền kề. Một thời gian sau, việc nuôi tôm không thuận lợi do ngoại cảnh và do ông A bị bệnh nặng phải điều trị dài ngày ở bệnh viện nên ông A đã bàn bạc với cả nhà bán mảnh ao đó đi nhưng chỉ có bà B là đồng ý. Hỏi: nếu chỉ có bà B đồng ý thì ông A có được quyền bán 200m2 ao đó cho người khác không khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ao cấp cho hộ gia đình mang tên chủ hộ là ông A?
Trả lời:
Theo quy định của Điều 212 BLDS năm 2015 thì việc định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình là bất động sản, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo đó, khi ông A muốn bán chiếc ao đó cho người khác thì phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên là vợ, bố đẻ của ông, chị D. Nếu chỉ có ông A và bà B đồng ý thì ông bà có thể bán phần quyền sở hữu của mình và dành quyền ưu tiên mua cho 2 đồng sở hữu chung còn lại vì bản chất của sở hữu chung của các thành viên gia đình là sở hữu chung theo phần. Nếu bố đẻ của ông A và anh C không muốn mua hoặc không có ý kiến trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm nhận được thông báo thì ông bà A,B có quyền bán cho người khác. Người mua mới sẽ là đồng sở hữu chung với bố đẻ của ông A và anh C.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây