Căn cứ chấm dứt đại diện theo pháp luật?
- Thứ sáu - 09/08/2019 15:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỏi: Ông A có quyền sử dụng đất ở 100 m2 đã ủy quyền cho anh C được nhân danh ông A để thế chấp cho Ngân hàng X bảo đảm cho khoản vay của anh C với Ngân hàng X. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có thời hạn 2 năm kể từ ngày được đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai nhưng mới được có 6 tháng thì ông A bị tai nạn giao thông chết. Con trai ông A là anh B có đơn đề nghị lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ Ngân hàng X để chia di sản thừa kế của ông A cho những người có quyền hưởng thừa kế. Hỏi: Hợp đồng ủy quyền thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác có hợp pháp không? Khi ông A chết thì hợp đồng ủy quyền có chấm dứt không, có làm chấm dứt hợp đồng thế chấp không? Hãy đưa ra hướng giải quyết tình huống trên.
Trả lời:
Hợp đồng ủy quyền thế chấp quyền sử dụng đất nói trên là hợp pháp, chủ thể của hợp đồng thế chấp là ông A (bên thế chấp) với ngân hàng X (bên nhận thế chấp) nhưng ông A không trực tiếp ký vào hợp đồng thế chấp mà là do anh C đặt bút ký với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của ông A.
Khi ông A chết đây là căn cứ làm chấm dứt hợp đồng ủy quyền thế chấp theo điểm b khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015. Có những căn cứ làm chấm dứt quan hệ ủy quyền nhưng cũng là căn cứ làm xuất hiện người mới thay thế người ủy quyền để tiếp tục thực hiện hợp đồng với người thứ ba, như trường hợp một trong bên ủy quyền chết (người thừa kế của người được ủy quyền sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng với người thứ ba); do đó cho dù hợp đồng ủy quyền chấm dứt nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng thế chấp.
Việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền chỉ làm chấm dứt tư cách đại diện của bên được ủy quyền (khi bên được ủy quyền chết thì người thừa kế của bên được ủy quyền sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng với người thứ ba hoặc khi bên ủy quyền chết thì bên ủy quyền thay vì thực hiện hợp đồng với người thứ ba gián tiếp thì nay đã phải trực tiếp thực hiện) và không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng với người thứ ba.
Hợp đồng ủy quyền thế chấp quyền sử dụng đất nói trên là hợp pháp, chủ thể của hợp đồng thế chấp là ông A (bên thế chấp) với ngân hàng X (bên nhận thế chấp) nhưng ông A không trực tiếp ký vào hợp đồng thế chấp mà là do anh C đặt bút ký với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của ông A.
Khi ông A chết đây là căn cứ làm chấm dứt hợp đồng ủy quyền thế chấp theo điểm b khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015. Có những căn cứ làm chấm dứt quan hệ ủy quyền nhưng cũng là căn cứ làm xuất hiện người mới thay thế người ủy quyền để tiếp tục thực hiện hợp đồng với người thứ ba, như trường hợp một trong bên ủy quyền chết (người thừa kế của người được ủy quyền sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng với người thứ ba); do đó cho dù hợp đồng ủy quyền chấm dứt nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng thế chấp.
Việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền chỉ làm chấm dứt tư cách đại diện của bên được ủy quyền (khi bên được ủy quyền chết thì người thừa kế của bên được ủy quyền sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng với người thứ ba hoặc khi bên ủy quyền chết thì bên ủy quyền thay vì thực hiện hợp đồng với người thứ ba gián tiếp thì nay đã phải trực tiếp thực hiện) và không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng với người thứ ba.