Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm?
- Thứ ba - 06/08/2019 10:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Câu hỏi: Ngày 20/01/2017, ông A lái xe tải chở vật liệu xây dựng từ cửa hàng về nhà để cho thợ xây dựng tiếp tục hoàn thiện công trình cho ông. Trên đường vận chuyển, một thanh sắt rơi xuống và nằm chắn ngang đường đi. Đúng lúc đó, ông B đi xe máy tới không kịp phanh nên đã lao qua thanh sắt và bị trượt bánh xe ngã xuống đường. Hậu quả là ông B bị gẫy chân phải điều trị mất 3 tháng với tổng số tiền lên tới 250 triệu. Trong thời gian đó, con gái ông B phải xin nghỉ việc không lương để chăm sóc cho ông B. Hãy xác định các loại thiệt hại mà ông A phải bồi thường cho ông B?
Trả lời:
Trong tình huống này, ông A đã gây ra thiệt hại về sức khỏe cho ông B. Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, những thiệt hại mà ông A phải bồi thường bao gồm:
- Chi phí điều trị cho ông B 250 triệu đồng;
- Thu nhập bị mất, hoặc bị giảm sút của ông B (nếu có tính theo mức thực tế);
- Chi phí đi lại, ăn ở và thu nhập bị mất của con gái ông B trong thời gian chăm sóc cho ông B (tính theo mức thực tế một cách hợp lý);
- Một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do ông A và ông B tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng mức tối đa không vượt quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trong tình huống này, ông A đã gây ra thiệt hại về sức khỏe cho ông B. Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, những thiệt hại mà ông A phải bồi thường bao gồm:
- Chi phí điều trị cho ông B 250 triệu đồng;
- Thu nhập bị mất, hoặc bị giảm sút của ông B (nếu có tính theo mức thực tế);
- Chi phí đi lại, ăn ở và thu nhập bị mất của con gái ông B trong thời gian chăm sóc cho ông B (tính theo mức thực tế một cách hợp lý);
- Một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do ông A và ông B tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng mức tối đa không vượt quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.