Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
- Thứ sáu - 23/08/2019 10:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỏi: Ngày 20/1/2017 anh Linh có thỏa thuận Công ty B thuê chiếc xe ô tô KIA mang biển kiểm soát 30B1 – 555.55 thời hạn 02 tháng để đi du lịch. Trong thỏa thuận, anh Linh có chuyển giao cho Công B một chiếc đồng hồ trị giá 100 triệu đồng để đảm bảo cho việc trả lại tài sản thuê. Kết thúc thời hạn thuê, anh Linh đã đem xe để trả cho Công ty B. Tuy nhiên, Công ty B phát hiện chiếc xe đã bị thay thế một số phụ tùng. Trao đổi lại với anh Linh thì được biết, trong thời gian thuê, anh đã gặp tai nạn và xe bị hỏng nặng buộc phải thay thế phụ tùng mới nên anh đã chủ động làm việc đó. Không chấp nhận việc làm của anh Linh vì cho rằng những phụ tùng chị thay thế không phải là hàng chính hãng, Công ty B yêu cầu xử lý chiếc đồng hồ của anh Linh đã ký cược cho mình để bồi thường thiệt hại mà anh Linh đã gây ra. Công ty B có quyền xử lý chiếc đồng hồ của anh Linh không? Tại sao? Công ty B có thể phát sinh quyền được xử lý tài sản của anh Linh hay không ?
Trả lời:
Công ty B không có quyền xử lý chiếc đồng hồ của anh Linh. Vì: Bản chất của ký cược nhằm hướng đến bảo đảm cho việc trả lại tài sản thuê của bên thuê. Theo tình huống trên, anh Linh đã thực hiện việc trả lại chiếc ô tô như đã thỏa thuận. Như vậy, anh Linh không vi phạm thỏa thuận về áp dụng dụng biện pháp bảo đảm, cụ thể là ký cược chiếc đồng hồ với Công ty B.
Các trường hợp luật định, Công ty B có thể phát sinh quyền được xử lý chiếc đồng hồ của anh Linh:
Trường hợp thứ nhất, anh Linh không trả lại xe khi hết hạn hợp đồng thuê.
Trường hợp thứ hai, chiếc xe không còn do mất mát, hư hỏng nặng không thể khắc phục được. (Điều 329 BLDS năm 2015). Theo quy định tại Khoản 2, Điều 329: “Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê”
Công ty B không có quyền xử lý chiếc đồng hồ của anh Linh. Vì: Bản chất của ký cược nhằm hướng đến bảo đảm cho việc trả lại tài sản thuê của bên thuê. Theo tình huống trên, anh Linh đã thực hiện việc trả lại chiếc ô tô như đã thỏa thuận. Như vậy, anh Linh không vi phạm thỏa thuận về áp dụng dụng biện pháp bảo đảm, cụ thể là ký cược chiếc đồng hồ với Công ty B.
Các trường hợp luật định, Công ty B có thể phát sinh quyền được xử lý chiếc đồng hồ của anh Linh:
Trường hợp thứ nhất, anh Linh không trả lại xe khi hết hạn hợp đồng thuê.
Trường hợp thứ hai, chiếc xe không còn do mất mát, hư hỏng nặng không thể khắc phục được. (Điều 329 BLDS năm 2015). Theo quy định tại Khoản 2, Điều 329: “Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê”