Trung Tâm Pháp Luật Nhà Đất - Trung Tâm Nhà Đất Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

https://phapluatnhadat.com


Giải quyết thế nào khi mua đất giấy tay bị vô hiệu?

Năm 1989 gia đình tôi chuyển từ Nghệ An vào Tp.HCM sinh sống, và có một phần đất được ông bà bố mẹ tôi cho ở trong đó. Năm 1999 gia đình tôi có bán cho ông B một thửa đất có diện tích 200m2 giao dịch hai bên được viết bằng tay. Nay bên mua khởi kiện gia đình tôi yêu cầu gia đình tôi làm giấy chuyển nhượng phần đất trên. Tôi không đồng ý. Vì năm 1999 T.p Hồ Chí Minh không có chính sách không cho người khác quận hoặc huyện làm thủ tục mua bán đất nông nghiệp .Phần mua bán bằng giấy tờ tay của cha tôi không có ký tên (cha mẹ tôi không có đăng ký kết hôn nhưng sống với nhau được 2 gia đình đồng ý, và sinh ra tôi và chị gái tôi) Vậy cho tôi hỏi, tôi đủ điều kiện phản tố, để tranh chấp hợp đồng mua bán với bên mua được không? Tôi đồng ý bồi thường số tiền và trả theo tỉ lệ trượt giá tiền cho bên mua. Mong chuyên mục giải đáp giúp tôi.

Về việc mua giấy tay, và hậu quả khi nó vô hiệu:
Thứ nhất, tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Vậy nên, trong trường hợp của bạn giấy viết tay bán đất mà không đáp ứng điều kiện luật định như trên sẽ là vô hiệu.

Thứ hai, tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.

Vậy nên, trong trường hợp của bạn, gia đình bạn sẽ phải hoàn trả khoản tiền đã nhận từ người mua từ năm 1999 và cộng thêm với tiền lãi suất tương đương với lãi suất cơ bản của Ngân hàng tính từ thời điểm đó đến nay. Hay có thể nói rằng: hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận cùng thêm với các khoản tăng thêm từ những gì đã nhận từ thời điểm nhận đến khi tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Thứ ba, nếu như bạn muốn có quyền thay bố bạn thì bạn cần có giấy ủy quyền từ bố của bạn thay bố bạn tham gia vụ tranh chấp này một cách hợp pháp. Điều 142 có quy định về Đại diện theo uỷ quyền:

“1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì hợp đồng mua bán liên quan đến bất động sản mà không được công chứng thì sẽ không có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Và bạn vẫn có thể đại diện theo ủy quyền thay bố bạn tham gia vào tranh chấp, tuy nhiên cần phải có giấy ủy quyền đúng với pháp luật.
Nguồn: hoidapphapluat.net

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây